12 loài vật cạnh tranh sinh tồn hiệu quả

00792

Moderator
Staff member
Thế giới tự nhiên là một cuộc cạnh tranh sinh tồn khốc liệt. Và ở đó, người ta được chiêm ngưỡng những cách tự vệ vô cùng độc đáo của các loài động vật.
1. Nhím
dongvat-01.jpg
Người Anh gọi nhím là con lợn bờ rào vì nó dũi đất đào rễ cây để ăn nơi bờ rào chẳng khác gì lợn rừng. Nhím là loài có vú duy nhất có lông gai. Khi cảm thấy mình bị đe dọa, con vật láu lỉnh này cuộn tròn lại như trái banh, giấu đầu, tai và chân vào trong, chĩa ra ngoài những chiếc lông nhọn hoắt. Nếu những chiếc lông gai cũng tỏ ra mất tác dụng trước kẻ thù, chúng lập tức áp dụng phương án B: nhím tìm đến những loài cây độc, nhá lấy nước (và hoàn toàn không nuốt) rồi liếm lên gai. Kẻ thù nào tiếp xúc với gai nếu không chết thì cũng tê liệt.
2. Thằn lằn lưỡng cư Tây Ban Nha
dongvat-02.jpg
Nằm dài sưởi nắng ở Costa del Amphibian (Bờ biển những động vật lưỡng cư) ; những con vật nhỏ bé này có bộ mặt trông rất giống Người ngoài hành tinh. Khi gặp nguy hiểm, chúng phóng vọt đi, nhanh tên bắn để lẩn trốn. Nếu chẳng may rơi vào tay kẻ địch chúng sẽ tiết từ cơ thể ra một chất độc trắng như sữa ra ngoài lớp da. Đầu nhọn của các giẻ xương sườn tì vao lớp da sẽ trở thành những mũi tên độc mà thật vô phúc nếu kẻ địch bị đâm phải.
3. Hổ mang phun nọc
dongvat-03.jpg
Khi rắn hổ mang bạnh hai bên hàm ra là lúc cực kỳ nguy hiểm, phải tránh thật xa. Xa là bao nhiêu ? Xin thưa, với những chiếc răng nanh cấu tạo đặc biệt có lỗ nhỏ, con vật bò sát đáng sợ này có thể phun một lượng nọc độc xa đến gần 3 mét và mục tiêu tấn công của nó là mắt kẻ thù trong 80% thời gian. Bị nọc rắn phun vào, giác mạc cuả bạn bị buốt thê thảm và nặng hơn nữa sẽ là mù. Đó là chưa kể nếu gần hơn, nó sẽ mổ để đưa nọc độc trực tiếp vào cơ thể đối phương.
4. Kiến đánh bom liều chết Malaixia
dongvat-04.jpg
Nếu con côn trùng này sắp bị chết trong một cuộc chiến thất bại, nó cố sức làm đối thủ phải thua thiệt một điều gì đó, hoặc cùng chết (mà trong truyện chưởng gọi là “đồng quy ư tận”) mới cam lòng. Thấy đã hết hy vọng sống sót, nó co bụng vào và phóng thả ra một chất độc từ tuyến dưới hàm, bằng cách tự mình bẻ gãy đầu mình để chất độc phun ra khắp các hướng xung quanh, làm địch thủ nếu không chết cũng bị thương nặng. Đúng là một kẻ đánh bom liều chết.
5. Ếch vàng phóng độc
dongvat-05.jpg
Sự phối hợp các mảng màu vàng, da cam và lá cây là dấu hiệu thiên nhiên cảnh báo về một loài ếch cực độc sống trong rừng Amazon. Các thổ dân của Colombia rất sợ chúng. Họ cho biểt, chỉ một liều thuốc độc mà con ếch sặc sỡ rất xinh đẹp và bé xíu này phóng ra đủ làm chết 10 người đàn ông trưởng thành.




Bí ẩn thiên nhiên: di cư kỷ lục 8 triệu cá hồi


Hàng chục nghìn người đã đổ về tỉnh British Columbia của Canada để chứng kiến một trong những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên: cuộc di cư lớn nhất trong vòng 100 năm trở lại đây của hàng triệu cá hồi đỏ.
cahoi-04.jpg

Sẽ có khoảng 6-8 triệu cá hồi di cư từ biển vào sông Adams. (Ảnh: Internet).
Dự kiến, sẽ có khoảng 6-8 triệu con cá hồi đỏ sẽ di cư từ biển vào sông Adams, thuộc khu vực Shuswap, tỉnh British Columbia, Canada. Theo các chuyên gia, số lượng cá hồi đỏ di cư năm nay cao gấp đôi so với dự đoán trước đó và là cuộc di cư kỷ lục kể từ năm 1913 trở lại đây.
Những chú cá hồi này sẽ phải vượt qua một cuộc hành trình cực kỳ gian nan kéo dài hơn 500 km. Tuy nhiên, ở cuối cuộc hành trình, khi đã trở về nhà, cá hồi đỏ sẽ chết vì kiệt sức sau khi đã đẻ trứng.
cahoi-02.jpg

Cá hồi đỏ sẽ phải vượt qua cuộc hành trình hơn 500 km.
Những chú cá hồi con được sinh ra từ trứng sẽ lại rong ruổi ra biển lớn, để 3 năm sau, chúng lại tiếp tục cuộc hành trình “về nhà” như bố mẹ chúng ngày nay.
Loài cá hồi định hướng di chuyển bằng mùi. Mỗi con cá nhớ đều nhớ mùi của dòng sông nơi nó sinh ra. Khi di chuyển từ đại dương trở về con sông sinh sản, con cá sẽ tìm thấy đường của nó nhờ khả năng nhớ mùi này. Khi vào lại vùng nước ngọt, cá hồi sẽ không ăn và chuyển sang màu đỏ sáng.
cahoi-03.jpg

Cá hồi đỏ chết sau khi đẻ trứng. Những cá hồi con được sinh ra sẽ lại tiếp tục cuộc hành trình của bố mẹ chúng.
Hiện tượng di cư bí ẩn và độc đáo của cá hồi đỏ đã thu hút được sự quan tâm của người dân và khách du lịch đến với sông Adams. Tuy nhiên, năm nay cuộc di cư của loài cá hồi đỏ càng trở nên đặc biệt khi nó phá kỷ lục trong suốt một 100 năm qua.
Theo Vietnamnet
 
Sự sống nơi rãnh sâu nhất đại dương


Các nhà sinh vật học vừa khám phá một loài cá mới ở một trong những rãnh đại dương sâu nhất thế giới, nơi trước đây ai cũng nghĩ rằng không thể có sự tồn tại của loài cá.
catrinh1.jpg

Hình ảnh về loài cá mới ở rãnh Peru-Chile.
Theo BBC, các nhà sinh vật học này đã chụp được nhiều hình ảnh về loài cá mới - một loài di chuyển khá chậm - ở rãnh Peru-Chile, nằm ở đông nam Thái Bình Dương. Rãnh này sâu hơn 8.000m.
catrinh.jpg

Hình ảnh về một số loài khác ở rãnh Peru-Chile.
Tiến sĩ Alan Jamieson - thuộc ĐH Aberdeen (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu, nói nhóm của ông cũng chụp được ảnh một bầy cá chình ở độ sâu 6.000m, điều mà họ chưa từng thấy từ trước tới nay, và đây rất có thể là một loài cá chình mới. Ngoài ra còn có nhiều loài giáp xác và loài ăn xác thối.
Nhóm của Jamieson hiện vẫn đang mở các cuộc thám hiểm đáy đại dương trên phạm vi toàn cầu trong một dự án kéo dài 3 năm.
Theo Tuổi trẻ




Phát hiện 1 chủng động vật ăn thịt hiếm gặp:yeah:
Các nhà khoa học thuộc Quỹ bảo vệ động vật hoang dã Duriel (Anh) đã phát hiện được một chủng động vật ăn thịt mới tại Madagascar. Đây là một chủng động vật ăn thịt mới được phát hiện kể từ 24 năm trở lại đây.
cay_magut.jpg
Cầy Magut
Chủng động vật ăn thịt mới có tên gọi Duriel mongoose, một trong những thành viên của gia tộc cầy mangut, cơ thể có vết đốm, màu nâu và thân hình tương đương như loài mèo.
Do sự mở rộng diện tích nông nghiệp, ô nhiễm và sự xâm nhập của các sinh vật ngoại lai đã khiến cho môi trường sinh tồn của Duriel mongoose bị đe dọa nghiêm trọng.
Các nhà khoa học cảnh báo Duriel mongoose là một trong những động vật ăn thịt đứng trước nguy cơ tuyệt chủng lớn nhất trên thế giới.
Nhà khoa học Frank Hawkins thuộc Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới cho biết Duriel mongoose có khả năng là một trong những loài có phạm vi phân bố hẹp nhất trên thế giới, và cũng là một trong những loài đứng trước nguy cơ tuyệt chúng lớn nhất./.
Theo VietNam+
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top