Câu hỏi về bào thai và môi trường nước

chào , em có một thắc mắc muốn nhờ giải quyết giùm em:
 " Khi đứa trẻ sống trong bụng mẹ thì môi trường xung quanh chủ yếu là nước , vậy thì đứa bé sẽ thở như thế nào . Nếu hô hấp bằng miệng thì có đúng không ? Còn nếu bằng mũi thì nó sẽ hút nước vào phổi , mà phổi lại không thể chứa nước ?"
  "Tại sao người ta lại khuyến khích sinh con trong môi trường nước?"
  "Vì sao đứa trẻ trong 6 tháng đầu có thể bơi dưới nước và sao đó tính năng này mất dần vào các tháng tiếp theo?"
 Rất mong câu trả lời của các anh
 
Phần 1:

Tui tìm được bài này, thôi thì bạn sắp thi nên tui ?lược dịch luôn và có bổ sung thêm ý;


http://www.askdrsears.com/faq/pr12.asp
HOW DOES A FETUS BREATHE?

"I am wondering how the baby breathes while in the amniotic fluid? How can the baby breathe in water?"

Many people ponder this, as I get this question from time to time. The answer is: he/she doesn�t. A baby�s first breath usually happens at birth when he begins to cry. While in the womb, his lungs are filled with fluid and are not involved in supplying oxygen to his body. Baby gets his oxygen from the mother, via the umbilical cord. He also gets his nutrients from mother the same way. This is why it is important that a pregnant mother eats healthy food, and breathes healthy air (i.e. don�t smoke).


Bào thai không thở bằng không khí, tức là không thở bằng mũi. Chỉ khi đứa bé lọt lòng mẹ thì chính tiếng khóc đầu tiên mới là lần thở bằng không khí trong đời đứa trẻ. Còn trong khi nằm trong bụng mẹ, phổi bào thai ?chứa đầy dịch thuỷ thể và hoàn toàn không liên quan gì đến chuyện cung cấp oxy cho cơ thể của nó. Thực sự bào thai lấy oxy từ mẹ nó thông qua dây rốn, cũng bằng cách này mà nó lấy dinh dưỡng. Sự cung câp oxy và dinh dưỡng từ mẹ sang bào thai chỉ chấm dứt khi dây rốn bị cắt. Điều đó cũng có nghĩa là khi mới lọt lòng, đứa trẻ chưa thở bằng không khí ngay, chỉ khi ta cắt dây rốn và kích thích cho trẻ khóc thì lúc đó phổi mới thực hiện chức năng sinh học của nó. Đây là 1 điểm nhấn quan trọng để nhớ rằng tại sao bà mẹ phải đầy đủ dinh dưỡng và hít thở bầu không khí trong sạch khi mang thai .


Phần dưới đây thì chi tiết hơn, tui nghĩ là chắc kô cần, nhưng nếu cần ?thì chắc nhờ BS Lương giảng/dịch dùm (tui bận lắm). Nó kô dài, nhưng để đỡ chiếm chỗ tui chỉ đưa link


http://distance.stcc.edu/AandP/AP/AP2pages/Units18to20/vessels/fetal.htm

A fetus doesn't breathe air!

Bào thai không thở bằng không khí


Phần 2:


Người ta khuyến cáo nên dùng hình thức sinh nở trong nước là vì người ta dựa trên lý thuyết: đứa trẻ nằm 9 tháng trong bụng mẹ trong môi trường lỏng, do đó khi sinh ra trong nước sự thay đổi môi trường không đột ngột như ánh sáng máu sắc xung quanh không quá chói, âm thanh không ồn ào, ... và còn giúp sản phụ không bị stress quá độ.



Tui nghĩ năm 1 chắc kô cần nhiều thông tin cho 1 bài thi 60-90 phút, nhưng có thể coi thêm

http://www.americanpregnancy.org/labornbirth/waterbirth.html


Bạn có thể coi đoạn video 33 giây này

http://www.waterbirthinfo.com/materials.html#video

chú ý giây thứ 9-10-11, lúc đứa trẻ ra đời, nó đã mở mắt nhưng hoàn toàn nằm trong nước, tức là chưa thở bằng khí, chỉ sau khi người "vớt nó lên" làm các công đoạn tiếp theo thì ?nó mới thở.

===) Funy note: người ta chăm sóc cho sản phụ đã mệt còn phải lo cho cả ông bố (đoạn người ta lau mồ hôi trán cho ổng).

Và những tấm hình này
http://www.familybirthcenters.com/fortmyers/birthstories.html
http://www.collegeofmidwives.org/clinical_comp_tech bulletins_02.htm

Còn bài báo trên BBC thì chỉ ra các cảnh cáo nên đề phòng khi sinh nở dưới nước, bạn có thể thêm vô bài thi cũng được hoặc quên nó cũng kô sao.
http://news.bbc.co.uk/1/hi/health/2173451.stm


Phần 3

Bản năng bơi trong nước của trẻ mới sinh là bản năng sinh tồn kế thừa từ ?quá trình phát triển sự sống từ lâu đời mà vốn dĩ ?sự sống khởi thuỷ từ mt lỏng. Nhiều nhóm SV sau khi lên cạn đã dần dần thoái hoá bản năng này. Con người cũng vậy, khi mới sinh, khá nhiều bản năng gốc còn giữ lại mà bơi trong nước là 1 ví dụ, tuy nhiên khi trẻ lớn lên bản năng này kô còn do ?trẻ không cần bản năng bơi cho các giai đoạn ?sống tiếp theo thay vào đó trẻ ?cần phát huy các ?bản năng khác như nghe, nói, khóc đòi ăn, ... ?hoặc ?học mới các bản năng như đọc, viết, ...
 
Cám ơn anh trần Hoàng Dũng rất nhiều vì đã giúp em hiểu được thêm về những thông tin này . Anh không những nói kĩ mà còn có những hình ảnh rất sinh động.Cám ơn anh nhiều lắm. :roll:
 
Về cơ bản đoạn trên nói như sau:

- Phôi không sử dụng phổi vì nó ăn bám oxy từ máu của mẹ. Cơ quan nhau thai (placenta) phục vụ như một lá phổi của phôi: máu ?giàu oxy đi từ tĩnh mạch cuống rốn (umbilical vein) vào tâm nhĩ phải (right atrium). Trên đường đi nó có trộn vói một ít máu nghèo oxy từ tĩnh mạch chủ dưới (inferior vena cava -IVC) ?(quay trờ về từ thân và chân). Khi nó vào tâm nhĩ phải nó đi tắt qua lỗ bầu dục (foramen ovale - đọc là ô-va- li) vào tâm nhỉ trái (left atrium). Máu nghèo oxy từ đầu và tay đi vào tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên (Superior vena cava -SVC) ?nên hai máu này có nguy cơ trộn lẫn nhau. May mắn là cách bố trí và hình dạng của valve của IVC nên hai luồng chảy này trộn với nhau rất ít

- Ở tâm nhĩ trái máu giàu oxy lại trộn lẫn một ít máu nghèo oxy chảy về từ tĩnh mạch phổi. Máu chảy xuống tâm thất trái (left ventricle) và được bơm vào động mạch chủ (aorta). Từ động mạch chủ phân ra các nhánh động mạch tay/cổ lên nuôi đầu và tay và một nhánh lớn đi xuống nuôi thân và chân. Ở nhánh đi xuống máu giàu oxy lại tiếp tục trộn với máu nghèo oxy từ ductus ateriorsus (cái sau này thành dây chằng ở người lớn) dẫn máu từ động mạch phổi. Kết quả là máu đi xuống nuôi thân & chân nghèo oxy hơn máu đi lên nuôi đầu và tay. Một phần máu này sẽ ?đi vào động mạch cuốn rốn (umbilical artery) để trở về nhau thai.

- Đối chiếu ở người lớn: máu nghèo oxy từ IVC & SVC về tâm nhĩ phải vào tâm thất phải lên phổi theo động mạch phổi rồi sau khi trao đổi oxy theo tĩnh mạch phổi vào tâm nhĩ trái, rồi vào tâm thất trái để đi vào động mạch chủ nuôi cơ thể. Ở phôi phổi không có chức năng trao đổi khí nhưng vẫn cần có mạch máu làm các nhiệm vụ nuôi phổi.

- Sở dĩ máu phôi lấy được oxy từ máu của mẹ là do hồng cầu phôi chứa 150% hemoglobin so với người lớn và không chỉ vậy hemoglobin của phôi thu nhận oxy tốt hơn của người lớn.
 
Lương dịch như vậy mà kô ?chịu nhận Bác sỹ à? Tui làm sao có kiến thức y học để chuyển hóa mấy thuật ngữ khó nuốt này. Toàn nên coi thêm đoạn trên, có thể kô cần bây giờ nhưng tương lai cần đến nó. Tui sẽ post 1 cái hình vẽ sơ đồ mạch máu ở bào thai cho dễ hình dung.

my.php
[/URL][/img]
 
Đang định tìm cái hình để các bạn dễ hình dung thì đã có ngay. Đúng là bác Dũng "luôn đi trước thời đại".
 
Ồ , bài của hai anh đúng là rất hay , có thể bây giờ em chưa dùng nhưng mai mốt chắc sẽ dùng (em có nguyện vọng vào CNSH y dược ),cám ơn hai anh nhiều lắm
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top