HIV có tấn công vào não người và giác mạc mắt hay không?

HIV có tấn công vào não người và giác mạc mắt

Chào Thầy và các anh nghiên cứu sinh, trong một lần đọc tài liệu , em thấy người  ta nói rằng Virus HIV không tấn công vào 2 nơi , đó là : não người va giác mạc mắt.Cho em hỏi điều đó có đúng như vậy không?và vì sao lại như vậy?
Cám ơn các anh và các thầy rất nhiều , em mong là sớm nhận được tin . Thank
 
Re: hỏi về virus HIV

Tôi kô phải là chuyên gia về HIV/AIDS nhưng mạn phép trả lời bạn; có thiếu sót gì các anh chị khác bổ sung và chỉnh sửa

01.

Theo kiến thức HIV/AIDS kinh điển ?thì virus HIV tấn công vào tế bào T của hệ thống miễn dịch khiến cho dòng TB này suy yếu dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu . Và cũng do hệ thống miễn dịch bị tổn thương mà người nhiễm HIV rất dễ bị các ?mầm bệnh (virus, nấm, vi khuẩn, ...) thuộc dạng bệnh cơ hội ?tấn công/lây nhiễm/xâm nhiễm vào ?các cơ quan khác. Từ đó khiến cho người bệnh giảm sức khoẻ, sụt cân, và thậm chí bị một dạng ung thư gọi là Kaposis´s sarcoma ?(bướu thịt Kaposis)

xem http://teens.drugabuse.gov/facts/facts_hiv1.asp
http://www.iceh.org.uk/files/tsno8/text/13.htm

Tuy nhiên các nc sau này cho thấy ở người bị nhiễm HIV, các cơ quan trong cơ thể không chỉ là cái đích cho các bện cơ hội ?tấn công mà các cơ quan này còn là cái đích cho chính HIV-1 tấn công vào. Não là ví dụ mà tui trả lời ở dưới.


02.

Xét về sự lưu trú ?thì virus HIV hiện diện hầu như khắp nơi trong cơ thể do nó di chuyển theo dòng máu, do vậy các xét nghiệm cho thấy người ta có thể dò thấy HIV trong các chất dịch thủy thể ?ở mắt, hay não, gan, phổi, ... . Thậm chí các thuốc coi là chữa AIDS cũng gặp phải vấn đề vì thuốc kô phát huy tác dụng với những con virus trú ẩn ?ở những nơi hiểm hóc này.

xem http://www.thebody.com/niaid/stds/aids.html
phần treatment gần cuối, đánh keyword "eye" để dò tìm đoạn cần đọc.

Vì thế người ta ?mới khuyến cáo là nếu bị nhiễm đừng HIV/AIDS thì đừng có đi hiến máu, hiến tạng, cơ quan cho người khác

xemm http://www.etharc.org/amhara/HIV and You/ConselingTesting.htm ?dòng cuối cùng.

cornea = giác mạc;



03.

HIV và mắt

Tôi dò trên NCBI thấy có vài bài liên hệ giữa HIV và mắt, tôi trích ở dưới là tóm tắt 1 bài báo nc từ năm 1990 cho thấy người phân lập được HIV từ dịch thủy thể lấy từ mắtcủa bệnh nhân HIV (câu tui tô đậm).

04.

HIV và não

http://www.childsdoc.org/fall2000/neuroprotection.asp

Bài viết trong đường link trên tuy không rõ ràng nhưng nhấn mạnh rằng HIV-1 xâm lấn hệ thống thần kinh trung ương làm cho các dòng tb thần kinh bị suy yếu.

Còn đường link này ?http://web.indstate.edu/thcme/anderson/DSS.html nói rất kỹ lưỡng về quan hệ giữa HIV-1 và ?các yếu tố xâm nhiễm sơ cấp, thứ cấp và sự xâm nhiễm của HIV vào tb thần kinh. Tuy nhiên bài này chưa miêu tả cơ chế đầy đủ vì sao tb thần kinh chết bởi tay HIV. May mắn thay tui dò trên NCBI thì tìm thấy ?bài báo năm 2005 mà tui trích dẫn ?ớ dưới đã trả lời theo đó ?HIV không xâm nhiễm vào tb thần kinh ?nhưng các đại thực bào, tb thần kinh đệm khi bị xâm nhiễm đã tiết ra độc tố nó kích hoạt cái gọi là "cái chết được lập trình" ở tb thấn kinh.

05.

HIV và các cơ quan khác

HIV-1 và sự xâm nhiễm vào các cơ quan khác xin nhường cho các anh chị khác.


Tóm lại: ?câu mà bạn đọc "Virus HIV không tấn công vào 2 nơi , đó là : não người va giác mạc mắt" có thể đã không còn chính xác.


====================================

Int Ophthalmol. 1990 May;14(3):165-72. Related Articles, Links

? ?Ocular problems in AIDS.

? ?Kestelyn P.

? ?Department of Ophthalmology, Centre Hospitalier de Kigali, Rwanda.

? ?PIP: In the late 1980s, HIV seroprevalence in Rwanda stood at 17.8% in urban areas and 1.3% in rural areas. Adult symptoms of AIDS are generally different than those of children. For example, worldwide, the most prevalent symptom (about 50% of patients) of HIV infection among adults is cotton wool spots, fluffy white superficial retinal lesions. In a sample of 110 seropositive children in Rwanda, however, cotton wool spots' prevalence was very low (.9%). Further, 20-40% of all AIDs patients worldwide experience small retinal hemorrhages (.8% for 110 seropositive children in Rwanda), an advanced stage of microvasculopathy, 8% of the children had other microvascular conditions. Researchers have isolated HIV in the aqueous humor of 3 patients in Rwanda with retinal perivasculitis indicating that it may contribute to this disease's etiology. Moreover, 46% of the Rwandan children with AIDs experienced perivasculitis and/or sheathing. HIV has also been found in tears, the conjunctiva, the cornea, the retinal vascular endothelium, and from multiple ocular tissues. Even though cytomegalovirus retinitis is the leading opportunistic infection (26%- 40%) of the eye and the major cause of blindness among AIDS patients in Europe and the US, it only appeared in 5% of AIDS patients in a Rwandan study. Physicians have found herpes simplex keratitis to be more resistant to treatment and recurred more often in AIDS patients than in immunocompetent patients. They have also learned that other infectious diseases of the eyes manifest themselves differently between the 2 groups. Kaposi's sarcoma, B-cell lymphoma, and squamous cell carcinoma are often present in patients with AIDS.


Neurotox Res. 2005 Oct;8(1-2):119-34. Related Articles, Links

? ?Molecular and cellular mechanisms of neuronal cell death in HIV dementia.

? ?Li W, Galey D, Mattson MP, Nath A.

? ?RT Johnson Division of Neuroimmunology and Neurological Infection, Department of Neurology, Johns Hopkins University, Baltimore, MD 21287, USA.

? ?The deaths of neurons, astrocytes and endothelial cells have been described in patients with HIV (human immunodeficiency virus) dementia. HIV-1 does not infect neurons; instead, neurotoxic substances shed by infected glia and macrophages can induce a form of programmed cell death called apoptosis in neurons. These neurotoxins include the HIV-1 proteins Tat and gp120, as well as pro-inflammatory cytokines, chemokines, excitotoxins and proteases. In this article we review the evidence for apoptosis of various cell types within the brain of HIV-infected patients, and describe in vitro and in vivo experimental studies that have elucidated the mechanisms by which HIV causes apoptosis of brain cells.
 
Cám ơn anh Trần Hoàng Dũng đã trả lời giúp em câu hỏi này . Thật tình thì mới đầu đọc em không hiểu vì sao ma virus HIV không tấn công vào não người và giác mạc mắt (có thể là em nhớ lộn ) , và nếu điều đó đúng thì ta có thể có thuốc điều trị HIV . Tuy nhiên qua bài viết của anh Dũng , em cũng đã giải tỏa được những điều mà em thắc mắc bấy lâu nay.Cám ơn anh nhiều lắm.
 
Cám ơn và chào mừng chị Mai tham gia cộng đồng SHVH, mọi ngừoi mong chị sẽ dành thời gian cùng giúp sức SHVN ngày càng lớn mạnh.

Về con HIV cách đây kô lâu tui cũng có trả lời cho 1 em SV về những nét đại cương, chứ kô đi vào chi tiết, trong lúc đọc tài liệu tui có thấy vài thông tin về sự liên hệ giữa HIV và hệ thần kinh, do kô chuyên cả HIV lẫn thần kinh, nên nhiều điều cần những chuyên gia như chị giúp đỡ.

01- Chị có thể tóm lược cơ chế HIV tấn công tb thần kinh.

02- HIV và bệnh tâm thần (ví dụ như tâm thần phân liệt) có quan hệ thế nào? Người bị HIV dễ bị tâm thần phân liệt? hay ngược lại người bệnh tâm thần sẽ bị HIV tàn phá mạnh hơn và mau chết hơn?

Cám ơn chị :D
 
Trần Hoàng Dũng said:
01- Chị có thể tóm lược cơ chế HIV tấn công tb thần kinh.

02- HIV và bệnh tâm thần (ví dụ như tâm thần phân liệt) có quan hệ thế nào? Người bị HIV dễ bị tâm thần phân liệt? hay ngược lại người bệnh tâm thần sẽ bị HIV tàn phá mạnh hơn và mau chết hơn?

Cám ơn chị :D
Cảm ơn anh Dũng. Tôi cũng muốn vào đây để học hỏi các anh nữa. Khoa học là bao la mà. Chẳng ai biết hết được mọi thứ. Với lại qua tham khảo diễn đàn tôi thấy anh Dũng biết rất nhiều. Xin chỉ giáo :)

Vế các câu hỏi của anh, ?tôi cũng ko phải chuyên gia về HIV hay hệ thần kinh.
Tuy nhiên tôi chỉ nói những gì tôi biết:
-HIV có liên quan đến bệnh về thần kinh là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên HIV chỉ thâm nhập được vào hệ TK khi bệnh AIDS đã phát triển đến giai đoạn cuối. Vì tới lúc đó blood brain barrier ko còn hoạt động hiệu quả nữa.

-HIV vào hệ TK bằng cách nào: qua sự di chuyển của các Tb T cells và monocytes, chủ yếu là monocytes. Như trên tôi có nói là HIV có khả năng xâm nhập các tiểu thực bào. Các TB này di chuyển lên não và sản sinh HIV tại đây.

- HIV có xâm nhập TB thần kinh được ko? Được. Xâm nhập microglia và astrocytes. Nhưng HIV ko sản sinh nhiều trong các TB này.

-Bệnh được phát hiện khi có thể nhìn thấy các đám TB co cụm lại với nhau, đấy là do fusion giữa các TB TK và macrophages. Quá trình này do virus sàn sinh spikes trên bề mặt TB, các spikes này lại bám vào các thụ thể (receptor) trên các TB lân cận-->Các TB dính vào nhau.

-Bệnh phát triển nhiều khả năng là do HIV sản sinh các protein kích hoạt quá trình apotosis của TB. 1 số proteins do HIV sản sinh đã được chứng minh là làm TB apoptosis: protein Nef là 1 điển hình. Tuy nhiên chưa được chứng minh ở não.

-Như vậy chỉ người AIDS giai đoạn cuối mới bị. Mà đã nhiễm HIV thì bệnh nào chả dễ mắc. Còn đã bị tâm thần trước rồi thì có bị thêm cũng vậy. :D

Xin lỗi vì tôi viết lộn xộn tiếng Việt, tiếng Anh. Mong em Cường thông cảm (tại tôi thấy em Cường chê mấy vụ này quá 8)

Xem reviews:

Nature Reviews Immunology 5, 69-81 (2005); doi:10.1038/nri1527
 
Cám ơn chị Mai đã trả lời, tui tìm thấy trong câu trả lời của chị những điểm mà trước đây tui còn mù mờ.

Bài review chị giới thiệu tui có coi lướt qua, nhưng thời điểm này tui chưa có thời gian "ngâm kíu" nên chắc là ngâm đó thôi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,175
Messages
72,082
Members
56,579
Latest member
aieeseprimary
Back
Top