Cần gấp thông tin về thực vật vùng Sơn La, Lai Châu

Hoàng Gia Trinh

Junior Member
Cần gấp thông tin về thực vật vùng Sơn La, Lai


:x ?Kính chào tất cả các thành viên
Như chúng ta đã biết, hiện nay chính phủ đang xúc tiến việc xây dựng thủy điện Sơn La và thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa). Tầm quan trọng của những dự án này đã quá rõ ràng nên tôi không đề cập đến mà ở đây tôi muốn nói đến những nguồn gen bản địa đã và đang được trồng trọt và khai thác từ lâu đời ở những vùng nằm trong khu vực dự án. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải nhanh chóng thu thập những nguồn gen này nhằm bảo tồn và khai thác sử dụng chúng một cách hiệu quả cho hiện tại và tương lai. Để việc lập kế hoạch và triển khai một cách hiệu quả nhất, tôi rất cần các thông tin liên quan đến thực vật ở nhưng địa phương này (Thanh Hóa, Lai Châu và Sơn La), ai có thông tin nào xin hãy gửi giúp tôi với. Xin chân thành cảm ơn
:roll:
 
Anh Trinh ơi, giở mấy quyển danh lục thực vật ra, từ điển thực vật ra, tra tên từng loài ở chỗ phân bố là được ngay ý mà.

Thu thập kiểu gì? Lấy tiền đâu ra để duy trì hệ thống gen và độ đa dạng của những loại thực vật đó.
 
Chào Minh
Thực ra thì mình cũng đang làm những việc ấy, tức là tra cứu một số thông tin từ các danh lục và báo cáo. Tuy nhiên nguồn này cũng ít. Điều bọn mình đặc biệt quan tâm là các giống cây trồng bản địa tại các địa phương này, cụ thể như là ở Sơn la có những giống gì đặc sản, giống gì bà con đã và đang trồng trọt, .... những thông tin này thường thì chỉ những người đã có thời gian ở các địa phương đó hoặc đã từng nghiên cứu về địa phương đó mới có thể có được.

Việc thu thập nguồn gen hiện đang được Trung tâm bọn mình tiến hành từ hơn 10 năm nay rồi. Hiện tại trong Ngân hàng gen của bọn mình đã có khoảng 14000 mẫu giống của các loại cây trồng (nông nghiệp) ngoài ra còn có khoảng trên 5000 mẫu giống ở các cơ quan khác thuộc Hệ thống bảo tồn Tài nguyên di truyền thực vật quốc gia mà cơ quan mình là đầu mối. Việc thu thập và bảo tồn Tài nguyên này chủ yếu dựa vào ngân sách quốc gia và các tài trợ (phối hợp khác).

Nếu có điều kiện bạn có thể xem trang www.pgrvietnam.org.vn để tìm hiểu thêm.
 
Em không thể tin nổi là Việt Nam chúng ta cũng quan tâm đến vấn đề này !
Có lẽ là bác nên viết 1 bài về bảo tồn nguồn gen cho anh em tham khảo
 
Em mới xem sơ sơ trang web trên thôi. Em thắc mắc với nguồn gen và bảo quản như trên thì kinh phí duy trì là một số tiền khổng lồ, riêng tiền điện trả cho kho lạnh, bảo quản giống đã lên tới hàng tỷ đồng / tháng rồi chưa kể những hóa chất, kho bãi, trả tiền cho người làm việc ở đó ...

Nguồn gen này lưu vào ngân hàng của mình xong rồi thì có gửi một hoặc hai bản mẫu ở ngân hàng gen của thế giới ko?

Khi thu thập các nguồn gen này có đánh giá và phân tích những cây của ai. Ví dụ theo em được biết về cây chuyển gen, hoặc giống mới có bản quyền thì mình có thể xin họ để dùng và thử nghiệm trong phòng thí nghiệm được, nhưng nếu đem trồng đại trà với năng suất cao như thế thì họ đem cái cây đó về, giải trình tự gen đặc trưng đã đăng ký của họ -> mình sẽ bị kiện vì không tuân thủ hợp đồng? Với điều kiện của Việt Nam? Liệu làm được bao nhiêu cây như vậy?

Anh đào bới ở web của ĐH Nông nghiệp chưa? Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long? Những nơi đó theo em hiểu thì là những nơi chuyên về cây lúa hoặc nông sản, họ sẽ có một danh mục tập hợp gần như đầy đủ -> sử dụng nguồn tư liệu đó cho tốt rồi mới đi tìm thêm để tránh trùng lặp.
 
"Em thắc mắc với nguồn gen và bảo quản như trên thì kinh phí duy trì là một số tiền khổng lồ, riêng tiền điện trả cho kho lạnh, bảo quản giống đã lên tới hàng tỷ đồng / tháng rồi chưa kể những hóa chất, kho bãi, trả tiền cho người làm việc ở đó ..."
- Thật ra để bảo tồn một cách bài bản và đầy đủ các yêu cầu thì kinh phí quả thật là rất khổng lồ. Đối với các nước tiên tiến và kể cả các nước trong khu vực thì chi phí hàng năm cho việc bảo tồn Ngân hàng gen của họ rất lớn. ví như riêng một ngân hàng gen lúa của Thái lan đã tiêu tốn trên 4 triệu USD mỗi năm trong khi đó ở nuớc ta hiện nay chi có khoảng trên dưới 2 tỷ đồng mỗi năm cho toàn bộ Hệ thống trên cả nước !!! mà như vậy cũng đã là một sự cố gắng rất lớn rồi. Chi phí cho các NHG ở các nước nói chung đều có nguồn gốc từ ngân sách nhà nứoc, đóng góp của các tổ chức hoặc do chính các tập đoàn hay côgn ty nuôi sống để phục vụ cho chính họ.
Với kinh phí ít ỏi như vậy nên hiện tại vấn đề bảo tồn NHG của chúng ta còn nhiều trở ngại và thách thức cần giải quyết. Chủ yếu hiện nay chúng ta chỉ mới đảm bảo đựoc một phần ở khâu thu thập, lưu giữ và đánh giá ban đầu. Còn việc đánh giá sâu, đánh giá trùng lắp hầu như chưa được giải quyết mấy. Đặc biệt nữa là việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan NC còn hạn chế.

"Nguồn gen này lưu vào ngân hàng của mình xong rồi thì có gửi một hoặc hai bản mẫu ở ngân hàng gen của thế giới ko?"
- hiện nay tài nguyên sinh vật nói chung là một trong các nguồn tài nguyên quốc gia, do vậy nó phải có những cơ chế và chế tài kèm theo nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia trong việc sở hửu tài nguyên. Hiện tại nứoc ta đang xây dựng khung pháp lý cho việc này, theo đó một số nguồn gen có thể bị cấm hoặc hạn chế trao đổi quốc tế chính vì vậy việc lưu giữ kép ở nước ngoài cũng theo đó hạn chế theo. Tuy nhiên, trong các hợp tác giữa chúng ta với các tổ chức quốc tế, nhiều khi chung ta vẫn phải chia sẻ với họ trên cơ sở cả hai bên đều có lợi. Theo tôi biết thì hiện nay một số Ngân hàng gen như IPGRI, IRI, TARI, .... đều có các nguồn gen của chúng ta, có thể là do trao đổi cũng có thể được thu từ trước 1975 hoặc các hình thức khác. Về nguyên tắc thì việc lưu giữ kép như vậy cũng đảm bảo cho sự tồn tại của nguồn gen nhưng Bản quyền tài nguyên của chúng ta sẽ bị mất mát. ?Cách an toàn nhất là bảo tồn kép ở ngay trong nước (lưu ở các NHG khác nhau).

"Khi thu thập các nguồn gen này có đánh giá và phân tích những cây của ai"
- Khi thu thập nguồn gen, một việc quan trọng là phải thu được cả thực liệu (giống) và thông tin kèm theo. Thông tin thu thập chủ yếu là các nét cơ bản về nguồn gốc, điều kiện canh tác, vị trí thu, ... Còn khi đã đưa về NHG rồi thì phải tiến hành mô tả, dánh giá nguồn gen (hiện này chúng ta chỉ mới chủ yếu làm mô tả là chính chứ đánh giá được rất ít).
 
ở nuớc ta hiện nay chi có khoảng trên dưới 2 tỷ đồng mỗi năm cho toàn bộ Hệ thống trên cả nước

Thế thì toi rồi, nếu là em thì em cũng chả gửi vào đó làm gì nếu vô tình nhặt được một cây nào quí quí một tí hoặc đặc chủng Việt Nam, vì có 2 tỷ mà bảo quản một lô một lốc như vậy và kinh phí duy trì không bảo đảm lại còn cho cả một hệ thống trong cả nước nữa chứ.

Theo em hiểu nghĩa là giờ anh đã có hòm hòm số liệu về thực vật của những vùng đó rồi phải ko? Nghĩa là giờ anh đã có đầy đủ những cây liệt kê trong sách và đã tổng hợp nó lại và so sánh với nguồn gen đã có trong ngân hàng?

Anh đã hỏi thử các vị thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các tỉnh, các huyện, các xã đó chưa?

Anh đã thống kê đầy đủ có bao nhiêu huyện, xã cần điều tra thu thập số liệu chưa?

Kinh phí cho dự án này là bao nhiêu vậy?

Em mới thấy có gen lúa, gen khoai... chả thấy nguồn gen lan đâu hết ?:mrgreen: ở đó có có gen lan ko? Em muốn mua một ít về làm thử nghiệm đi bán :D
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top