Thực phẩm chức Năng

Nguyễn Văn Sớm

Senior Member
em rất thích chuyên ngành sinh hóa đặc biệt là hướng nghiên cứu về thực phẩm chức năng , vậy có thể nói rõ cho em về hướng nghiên cứu này được không ?
 
Em hãy viết những hiểu biết của em về thực phẩm chức năng trước, sau đó anh em sẽ giải đáp cho em những thắc mắc ! okie ??
 
Cảm ơn các anh bài nay em cung xem qua rồi nếu em không nhầm thì bài này cũng được đăng trên tạp chí sinh học thì phải ,còn số của nó em không nhớ lắm .
 
bạn nói rõ hơn vè thực phẩm chức năng đựoc không?

?+ nó khác thực phẩm thường ở chỗ nào ?
?+ vai trò của nó đối với cơ thể?
?+ hướng sử dụng của nó như thế nào?
?+ tại sao người ta lại hướng đến việc sản xuất thực phẩm chức năng?
?+ kỹ thuật để tiến hành sản xuất?
?+ những hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này?

nếu có gì khó khăn thì tụi mình cùng thảo luận để tháo gỡ. Mình rất có hứng thú với vấn đề này.
 
Thực Phẩm chức năng?

Ngày nay ta nghe nhiều hai thuật ngữ : Thực phẩm chức năng và thực phẩm probiotic, hai loại này khác nhau thể nào? Thực phẩm lên men có thuộc hai dạng thực phẩm này không?
?Hì, mong các bác trao đổi để hiểu rõ hơn ha./.
 
Để mọi người hiểu khái quát về thực phẩm chức năng, em xin phép anh Trung post bài sau
Thực phẩm chức năng là gì?

Đó là loại thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.

Loại thực phẩm chức năng được kể đến đầu tiên là những thực phẩm mà khi ở dạng tự nhiên đã có những hoạt chất có lợi với lượng lớn. Tiếp đó là nhóm thực phẩm có ít hoạt chất hơn, phải bổ sung hoặc tinh chế cô đặc lại ở dạng dễ sử dụng, hay gây biến đổi gene để tăng hàm lượng một số chất có lợi.

Có thể dễ dàng nhận biết những thực phẩm chức năng ở dạng tự nhiên được sử dụng hằng ngày. Nhưng với những thực phẩm có bổ sung và biến đổi, bạn phải biết cách đọc nhãn bao bì thực phẩm (với điều kiện chúng phải qua kiểm duyệt một cách nghiêm túc và được sản xuất bởi những công ty uy tín.

Ở Mỹ, hiện nay, thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như những thực phẩm thông thường và trên bao bì cung cấp 2 loại thông tin: xác nhận có lợi cho sức khỏe (health claims) và xác nhận về cấu trúc/chức năng” (structure/function claims). Những thực phẩm được xác nhận có lợi cho sức khỏe phải được cơ quan y tế chứng nhận trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Còn những thực phẩm có xác nhận về cấu trúc/chức năng dùng để chuyển tải những lợi ích tiềm tàng (chứ chưa chắc chắn) của loại thực phẩm đó đối với sức khỏe con người. Ví dụ “có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa” là nội dung thuộc dạng thứ hai, không đòi hỏi có xác nhận của Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA), nhưng nhà sản xuất phải xuất trình đầy đủ tài liệu để chứng minh khi đăng ký sản phẩm.

Hiện nay, các nước tiên tiến như Nhật, Anh và Mỹ vẫn đang nỗ lực để ngày càng hoàn thiện hệ thống phân loại, quản lý và phân phối thực phẩm chức năng đến người tiêu dùng. Tuy nhiên đến nay, thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung về nó vì còn một số thực phẩm muốn dán nhãn với định danh này nhưng không trải qua một thử nghiệm hoặc tuân theo tiêu chuẩn nào. Mặt khác, cũng có một số kiểu “luồn lách”, ví dụ như các thực phẩm chức năng gắn tên “thực phẩm chữa bệnh” (medical foods) sẽ tránh được quy định của FDA, hoặc có trường hợp nhà sản xuất bổ sung thêm một số chất có lợi cho sức khỏe vào các sản phẩm giàu chất béo, cholesterol, đường... để bán ở dạng thực phẩm chức năng. Trên thực tế, mỗi năm ở Mỹ vẫn có hàng nghìn người tiêu dùng than phiền về chất lượng và tính an toàn của chủng loại thực phẩm này.

Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt những thực phẩm chức năng có ích đã được khoa học chứng minh khá đầy đủ với những loại cần nghiên cứu thêm. Không nên vội vàng sử dụng khi mới chỉ có kết quả của một vài nghiên cứu ban đầu.

Dựa trên mức độ tin cậy của các bằng chứng khoa học từ nhiều đến ít, Hội đồng Khoa học và Sức khỏe Mỹ đã xếp loại các thực phẩm chức năng như sau:

Nhóm thực phẩm có bằng chứng đáng tin cậy nhất

- Kẹo nhai không đường và kẹo cứng làm từ loại đường có gốc rượu (không gây sâu răng).

- Những loại làm giảm cholesterol và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Trong đó có sản phẩm chế biến thô của yến mạch giàu chất xơ không tan và stanol ester; thực phẩm có chất xơ psyllium hòa tan; những thực phẩm chế biến thô từ đậu nành và từ đạm đậu nành có hoạt chất stanol ester, saponins, isoflavones, daidzein và genistein; bơ thực vật có bổ sung stanol thực vật hoặc sterol esters.

Nhóm có bằng chứng đủ độ tin cậy

- Cá nhiều mỡ chứa acid béo omega-3 giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Nhóm có bằng chứng ở mức vừa phải

- Tỏi có các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ như diallyl sulfide làm giảm cholesterol máu...

- Nước ép trái cranberry chứa proanthocyanidins làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.

Nhóm có bằng chứng chưa đủ tin cậy, cần nghiên cứu thêm

- Trà xanh chứa catechins làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.

- Lycopene trong cà chua và các sản phẩm từ cà chua giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến.
Nhóm còn tranh cãi nhiều

- Rau có lá màu xanh đậm chứa lutein làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa võng mạc.

- Thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa chứa acid béo CLA (conjugated linoleic acid) rất có ích cho sức khỏe và làm giảm nguy cơ ung thư.

- Các loại rau họ cải (bông cải xanh, cải bẹ...) chứa hoạt chất sulphoraphane có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

- Probiotics (ví dụ vi khuẩn lactobacillus) có lợi cho đường tiêu hóa và chức năng miễn dịch.

Như vậy, theo trình tự từ trên xuống thì các nhóm xếp đầu tiên được xác định là có lợi ích rõ ràng. Còn những nhóm sau đòi hỏi chúng ta thận trọng, cân nhắc giữa mục đích phòng chống bệnh tật hoặc tăng cường sức khỏe với tình hình tài chính. Có thể tranh thủ “cơ hội khác” để phòng chống bệnh tốt hơn.

Có phải dùng càng nhiều thực phẩm chức năng thì càng tốt? Thực ra, một chế độ ăn cân đối sẽ có lợi hơn một chế độ ăn có nhiều thực phẩm chức năng nhưng không cân đối. Chính việc quan trọng hóa vai trò phòng chống bệnh của loại thực phẩm này đã gây bối rối và nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Như vậy, bạn nên chọn mua những thương hiệu sản phẩm có uy tín và đọc kỹ các thông tin xác nhận về lợi ích cho sức khỏe. Tốt hơn hết là tự xây dựng cho mình một chế độ ăn cân đối và tạo một nếp sống năng động, lành mạnh. ?

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
 
Nguyễn Hữu Hoàng said:
Probitic có thể xem là một dạng chế phẩm sinh học chứa vi sinh tác động trên đường ruột, liệu gọi nó là "loại thực phẩm" có đúng không

--> nếu cho probiotics vào thực phẩm thì thực phẩm đó sẽ thành thực phẩm chức năng, như việc đưa probiotics vào sữa chua mà ở nước ngoài đã có nhiều và được gọi là thực phẩm chức năng.
 
Thuật ngữ "probiotic" không đơn giản chỉ có nghĩa là chế phẩm sinh học như Hoàng nói đâu.
Theo Laurent Verschuere và CTV (2000) probiotic được định nghĩa như sau::
"Probiotics là sinh vật sống có ảnh hưởng tốt cho vật chủ nhờ vào sự biến đổi hệ sinh vật gắn với vật chủ hay xung quanh vật chủ, từ đó cải thiện khả năng sử dụng thức ăn, nâng cao khả năng chống bệnh của vật chủ, và cải thiện môi trường xung quanh"
?Vậy thực phẩm probiotic hay nói chính xác hơn là thực phẩm chứa probiotic, theo mình nghĩ là những những thực phảm chứa ?vi sinh vật sống có lợi cho quá trình tạo thực phẩm cũng như có lợi cho người sử dụng như các thực phẩm lên men nhờ vi sinh vật( một số sản phẩm từ suẵ, cơm rượu,..)
?Những vi sinh vật được xem là probiotics:

Chủ yếu là giống ?Lactobacillus, Bifidobacterium vaf ?một số nấm men , vi khuẩn khác :
Nhóm Bifidobacterium:
B. adolescentis, B. animalis ,B. Bifidum, B. breve, B. infantis, ?B. longum.
Nhóm ?Lactobacillus:
L. gasseri, L. Johnsonii, L. Paracasei, L. Plantarum, L. Reuteri, L. Rhamnosus, L.acidophilus, L. Amylovorus, L. Casei, L. Crispatus, L. Delbruecki, L. gallinarum
Nấm men:
Saccharomyces cerevisiae, Saccharomyces boulardii subsp
Vi khuẩn khác:
Bacillus cereus var
Enterococcus faecium Escherichia coli strain nissle, Lactococcus lactis, Propionibacterium freudenreichii, Leuconstoc mesenteroides, Enterococcus faecalis, Bulgaricus lactis, Sporolactobacillus inulinus, Streptococcus thermophilus, Pediococcus acidilactici
Theo như bài báo mà Như Hiển post thì thực phẩm chức năng bao gồm cả thực phẩm Probiotic.
 
Nền móng khoa học thực phầm chức năng - lịch sử, tình trạng hiện tại và quang cảnh tương lai.

Sự phát triển của Khoa học thực phẩm chức năng (KHTPCN) trong tương lai gần có lẽ phụ thuộc "cuộc tiến cử KHTPCN", quan niệm đề xuất lần đầu tại Nhật cách đây 15 năm. Ngành khoa học mới đã trải rộng khắp toàn cầu và được chấp nhận khi quan niệm TPCN đang đi quá xa "đồ bổ". Tuy nhiên, tại Nhật bản, nó đánh dấu con đường tiến triển duy nhất về hình thức là sản phẩm điều khiển ( product-driven) hơn là quan niệm khoa học điều khiển (concept-driven science). Thực sự, một số cơ chất và sản phẩm có tiềm năng phòng chống nguy cơ bệnh tật hơn đơn giản là bảo vệ sức khoẻ đối với những chức năng biến đổi nhịp điệu cơ thể vừa được nghiên cứu. ?Một số chất vừa được ứng dụng vào thực tiễn công nghiệp hóa các thực phẩm chức năng với thuật ngữ " những thức ăn cho tỉ trọng sức khoẻ hữu ích" đã được xác lập về mặt pháp lý bởi luật pháp mới. Khá nhiều phương pháp tinh vi dùng kiểm định lần nữa, bao gồm hệ thống đánh giá "XYZ", cấu trúc cơ sở dữ liệu định giá chức năng, và ngay cả kĩ thuật "dàn hàng cực nhỏ ADN" (DNA microaway technique). Bô Nông nghiệp, Lâm nghiệp, nghề cá (MAFF) và Bộ Y tế và Phúc lợi (MHW) cũng đã tiến hành hoạt động khoa học cũng như hoạt động chính trị, nhằm hướng KHTPCN tới ngành công nghiệp khi gần như bắt đầu đồng thời điều tra ráo riết các thực phẩm chức năng để mở rộng chợ thực phẩm.Với những nền móng này, tổ chức Liên lạc Nhật bản thuộc Hiệp hội khoa học thực phẩm và kĩ thuật quốc tế (IUFoST) đã tổ chức buổi hội thảo KHTPCN thu thập ý kiến của các bên liên quan bao gồm Khu vực Nhật bản thuộc Viện Khoa học sự sống quốc tế (ILSI). Bài báo này là bài tổng quan tích cóp từ 12 cuộc trình bày tại lần thu thập ý kiến, với mục tiêu công khai quốc tế hoạt động KHTPCN tại Nhật bản.

(Theo ?Biosci Biotechnol Biochem, tháng giêng 2001)

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/entrez/..._uids=11272811&query_hl=7&itool=pubmed_docsum
 
Bài báo mà Hiển cung cấp chỉ là cái abstract trong NCBI, nếu tìm được cái fulltext thì up lên cho mọi người xin nha.
Mình mạo muội dịch một số ý trong bài báo mà Thanh Lâm cung cấp:
? Một probiotic được định nghĩa như những vi sinh vật sống bổ xung trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng có lợi cho vật chủ thông qua ảnh tác động lên đường ruột. Tuy nhiên ban đầu chúng chỉ được sử dụng trong thức ăn cho động vật. Khi được làm chất dinh dưỡng cho con người, định nghĩa này được bổ xung : vi sinh sống là một thành phần thức ăn có lợi cho ?cho sức khoẻ.
?Hiện tại, Probiotics hầu như được tiêu thụ giành riêng cho sản phẩm sữa lên men như yagurt hay sữa đông đặc(freeze-dried cultures), nhưng trong tương lai có lẽ cũng tìm thấy chúng trong rau và thịt lên men. Sau khi trôi qua dạ dày và một phần ruột non, một số probiotics sống sót và nhanh chóng sinh sôi trong khoảng lớn của ruột.
? ? Nh ưng một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng probiotics không chỉ là những vi sinh vật sống mà còn là chuổi DNA hay đáp ứng miễn dịch do kháng nguyên đặc hiệu của chúng ?(http://hanoi.vnn.vn/yduoc/detail.asp?id=BT5100452936)
? Một prebiotic được định nghĩa như thành phần thực phẩm không tiêu hoá ảnh hưởng có lợi đến vật chủ bởi việc kích thích có chọn lọc sự phát triển và hoạt tính của một hay một giới hạn vi khuẩn đường ruột. Prebiotics là thức ăn cho vi khuẩn đường ruột có lợi cho sức khoẻ vật chủ(không phải thức ăn cho vật chủ), đóng vai trò qua trọng trong quá trình tiền tăng sinh của một số vi khuẩn có lợi cho cơ thể như: lactobacilli, bifidobacteria.
?Một thực phẩm gọi là chức năng nếu nó gồm yếu tố dinh dưỡng hay không ảnh hưởng đến một hay một giới hạn chức năng cơ thể, chủ yếu là sức khoẻ hơn hẳn thực phẩm truyền thống.
?Nếu như thế này thì thực phẩm chức năng tức là…tất cả các loại thực phẩm rùi, vì thực phẩm nào khi ăn vào không bổ ngang cũng bổ dọc chứ, tức là cũng ảnh hưởng đến chức năng nào đó của cơ thể rùi
? Cà chua biến đổi gen làm vaccine hay gạo vàng cung cấp tiền vitamin A, …Có phải là th ực phẩm chức n ăng kh ông pà kon???
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top