hỏi cây cối biến đổi gien

lovethiennhien

Junior Member
:) chào mọi người ,mọi người cho mình hỏi chắc mọi người từng nghe nói cây biến đổi gien , và cây trồng biến đổi gien có lợi hay có hại , có hại ở đây là có hại cho sức khoẻ con người, mình search trên google thấy nói cây biến đổi gien chưa chắc tốt.:)
 
Người ta thường nghiên cứu để tạo ra các giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất cao, thích nghi đc với đk khí hậu từng vùng. Mình muốn hỏi là có khi nào người ta tạo ra các giống thực vật biến đổi gen để phục vụ cho ngành dược không???
 
em thấy trên quảng cáo sữa đậu lành thấy ghi “100%” không biến đổi gen, tốt cho sức khoẻ! Vậy là ý gì ạ ?
 
anh đùa ạ ? quảng cáo cánh đồng xanh rì có cái bảng to đùng ghi là "100% không biến đổi gen" của sữa đậu nành Goldsoy ấy ạ! à mà thấy báo bảo là 100% hạt đậu nành không biến đổi gen!
 
Cái lợi của cây biến đổi gene thì ai cũng biết rồi.
Tuy nhiên, cái gì cũng nhiều quá, mặc dù các nghiên cứu đưa ra những bằng chứng không đủ mạnh để chứng minh, nhưng vẫn đáng quan tâm.
1. Dị ứng với protein lạ (vd như chuyển gene của đậu phộng vào đậu nành, gây dị ứng với ng vốn dị ứng với đậu phộng)
2. Độc vì có gắn các gene kháng sâu bệnh (tuy nhiên các cây biến đổi gene đều phải nghiên cứu kỹ trước khi trồng nên khó có khả năng ng dùng sẽ bị nhiễm độc)
3. Tạo ra các giống vi khuẩn/sâu kháng thuốc từ các cây trồng kháng thuốc (gây bệnh cho ng hoặc cây)
4. Tạo ra các giống cỏ hại kháng thuốc
5. Công nghệ gene thường dùng virus làm vector chuyển gene, mặc dù nguy hiểm rất ít nhưng kg phải là hoàn toàn kg có.

Nói thì nói thế, nhưng rất ít bằng chứng cho thấy rằng cây biến đổi gene (những loại đã đưa ra trồng đại trà) gây hại cho cơ thể ng. Tuy nhiên chính phủ phải quản lý chặt chẽ vì một khi trồng thì sẽ trồng đại trà (năng suất cao), các cty cũng vin vào đó mà quảng cáo thêm thôi chứ đậu nành nào mà chả là đậu nành!
 
anh đùa ạ ? quảng cáo cánh đồng xanh rì có cái bảng to đùng ghi là "100% không biến đổi gen" của sữa đậu nành Goldsoy ấy ạ! à mà thấy báo bảo là 100% hạt đậu nành không biến đổi gen!

rõ khổ, tôi nào có biết đùa. Tại nhà tôi cũng chỉ mới "xin" được cái TV Phillip cũ rích, và từ lúc có TV đến giờ (khoảng 2 tuần gì đó) cũng chỉ xem được đúng 1 lần BBC news khoảng 10 phút nên có biết quảng cáo sữa đậu nành Goldsoy thế nào đâu. Đọc câu hỏi của bạn thấy hay nhưng không rõ nên phải hỏi lại cho chắc chắn thôi mà. Số lượng các anh chị thành viên trên diễn đàn này đã từng hoặc đang tiếp tục làm về chuyển genes chắc nhiều như nấm mọc sau cơn mưa nhưng không thấy có ai có ý kiến gì giải đáp cho tụi em nó? Những cái các bạn đang thắc mắc cũng chính là những cái mà tôi đang rất mơ hồ. Nếu không có ý kiến của chuyên gia thì cũng không yên tâm mà sử dụng sản phẩm biến đổi gene. Tuy nhiên, phân biệt những sản phẩm này thế nào khi đi vào siêu thị thì tôi cũng mù tịt.

Vậy nên, các anh/chị/chú/bác nào đó có rành về lĩnh vực này rất mong dành chút thời gian quí giá giải thích một cách dễ hiểu cho các em.
 
Người ta thường nghiên cứu để tạo ra các giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất cao, thích nghi đc với đk khí hậu từng vùng. Mình muốn hỏi là có khi nào người ta tạo ra các giống thực vật biến đổi gen để phục vụ cho ngành dược không???

Bạn Ngọc Anh: Lĩnh vực này đã được nghiên cứu rất nhiều trong khoảng~40 năm qua ở các nước đã phát triển (đặc biệt là một số các công ty tư nhân ở Âu Châu và Bắc Mỹ) và đã có rất nhiều thành tựu rất quan trọng. Bạn có thể Google dùng keywords "molecular pharming" hoặc "molecular farming"để tìm hiểu thêm.

Chúc thành công,
 
em chưa hiểu rõ ý này cho lắm, ai có thể giải thích một chút được không.?
giống có hại hay giống cỏ hại

Mình cũng không rành về vấn đề này lắm. Theo mình thì người ta chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ vào cây trồng, mục đích là giúp cây trồng không bị chết khi phun thuốc diệt cỏ. Bạn có thể tưởng tượng cả 1 cánh đồng vừa có cây trồng vừa có cỏ dại. ta cứ phun thuốc diệt cỏ "tẹt ga" mà chỉ có cỏ dại chết mà cây trồng của chúng ta vẫn sống "nhăn răng".

Nhưng điều đáng nói là trong tự nhiên có rất nhiều yếu tố có thể mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây trồng của chúng ta sang cỏ dại (theo mình chủ yếu là do virus) làm cho nó cũng sống "nhăn răng" khi phun thuốc diệt cỏ :D (có người còn gọi nó là siêu cỏ dại thì phải). Bạn có thể xem lại quá trình tải nạp (Transduction) trên google.
 
Last edited:
Norman Borlaug 1914 – 2009 người sáng lập ra giải thưởng lương thực thế giới. Nghiên cứu của ông “chỉ có thể giúp thế giới trong một giai đoạn ngắn” nên cần phải tiếp tục đầu tư cho các nghiên cứu cải tiến cây trồng để có thể đáp ứng nhu cầu lương thực trên thế giới trong tương lai.
Ông nói rằng CNSH là công cụ cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực trong tƣơng lai.
Mỗi giây có 3 đứa trẻ được sinh ra
-Dân số sẽ là ~ 10 tỉ vào năm 2050
-Cứ 7,67 giây thì chúng ta mất 1 ha đất
Ngân hàng thế giới ước tính cứ 1 ha đất thì cần nuôi sống năm ngươi vào năm 2025, trong khi năm 1960 thì chỉ phải cần nuôi sống hai người
Năm 2010 là kỷ niệm 15 năm thương mại hóa cây trồng công nghệ sinh học, 1996-2010.
-Diện tích > 1 tỷ ha (tương đương với tổng diện tích rộng lớn của Mỹ hoặc Trung Quốc
-Một mức tăng kỷ lục 87 lần trong diện tích trồng từ năm 1996 và 2010
-Hơn một nửa dân số thế giới, 59% hoặc ~ 4 tỷ người, sống ở 29 quốc gia trồng cây công nghệ sinh học.
-Ba nước mới, Pakistan, Myanmar và Thụy Điển, trồng cây công nghệ
Góp phần bền vững và biến đổi khí hậu bằng cách:
-Tăng lợi nhuận sản xuất lên US $ 65 tỷ đồng;
-Giảm khí thải CO2 khoảng 18 tỷ kg (2009)~ 8 triệu xe trên đường;
-Bảo tồn đa dạng sinh học = tiết kiệm 75.000.000 ha đất;
-Xóa đói giảm nghèo
●Triển vọng trong tƣơng lai :
-Ngô chịu hạn vào năm 2012;
-Golden Rice vào năm 2013;
-và lúa kháng sâu trước năm 2015
-Công nghệ sinh học lúa mì có thể ở phát triển ở Trung Quốc vào khoảng 5 năm tới

VÀ CÓ MỘT THỰC TẾ LÀ HÀNG NGÀY BẠN VẪN THƯỜNG SỬ DỤNG THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GEN, MẶC DÙ LOẠI CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI GEN CHƯA TRỒNG Ở VIỆT NAM
- Sửa đậu nành, đậu phụ, dầu ăn làm từ đậu nành (đậu tương). Trên thế giới 81% đậu nành là cây biến đổi gen, trong khi Việt Nam nhập khẩu đậu nành rất lớn. Bạn nghĩ bạn có nằm trong 19% còn lại không?
- Bia bạn uống hàng ngày, làm từ ngô và lúa mạch, và bạn đã bao giờ ăn bỏng ngô chưa, có thể là Ngô biến đổi gen vì có tới 29% diện tích ngô toàn cầu là cây biến đổi gen.
- Các loại kẹo làm từ lúa mạch, Milo bạn uống làm từ lúa mạch, nó cơ bản là cây biến đổi gen.

CÂY BIẾN ĐỔI GEN KHÔNG CÓ GÌ LÀ KHÓ HIỂU CẢ
-nếu bạn lai tạo truyền thống để lấy một GEN năng suất chẳng hạn từ một loài cây trồng, bạn phải trải qua rất nhiều thời gian, và nhiều lúc khó tách ra được gen mong muốn. Nhiều gen đã được chuyển tải kể các gen không mong muốn.
- Nếu bạn dùng công nghệ sinh học, bạn có thể tìm ra được GEN mong muốn và lắp vào và có được ngay kết quả.
- Vậy cây chuyển gen thực chất là cây bình thường, chỉ có điều là nó được tạo ra và bỏ qua các bước không cần thiết, mất thời gian.
- Tuy nhiên nó cũng có 2 mặt, và cũng có tính rủi ro, ví dụ nếu bạn chuyển gen A nào đó vào cây ngô giúp kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate, nhưng cây có lại biến nạp được gen này và nó cũng trở nên kháng thuốc trừ cỏ thì cực kỳ nguy hiểm.
 
Gần đây có một bộ phim tài liệu của Micha Peled có tiêu đề: bitter seeds (những hạt giống đắng ngắt hoặc những hạt giống cay đắng), câu chuyện rất thảm về những người nông dân ở Ấn Độ đã nhận ra một sự thật cay đắng về những hạt giống cây biến đổi gen.

https://www.youtube.com/watch?v=QZtKB_KuASc
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top