Kỹ sư Công nghệ Sinh học có thể xài được ở đâu?

May mà mình không có ý định học cao chứ không thì chết với cái sự nghiệp học hành này mất. Nhưng với cái tình trạng này thì không biết có Viện hay doanh nghiệp nào nhận mình về làm việc không nữa. Chuyên môn kém, CNSH là ngành khoa học thực nghiệm mà thực nghiệm tí ti cũng không có.
Hôm nay, hơi buồn đời, nên em xì pam hơi nhiều. Các bác thông cảm. Đừng nhìn cái mặt em rồi thấy ghét quá nhá!

Em nên suy nghĩ lại nhé.

1. Nói không có thực nghiệm tí ti là sai. So với các trường khác ở VN thì trường mình thực nghiệm nhiều đấy.

2. Học tiếp hay không thì không nên vì 1 vài lý do nhỏ nhoi mà quyết định vội vàng. Nếu muốn làm tiếp ngành này theo đúng chuyên môn thì không có cách nào khác là học tiếp lên. Cách tốt nhất là apply học bổng.

3. Đừng lo không có việc làm, quan trọng là việc thế nào thôi hehe mà nhất là nghe giang hồ đồn thổi em có khả năng được bằng giỏi nhá. Mà ai học BK được bằng giỏi là mình cực kỳ ngưỡng mộ.

4. Việc thi tin trên giấy thì cũng lấy làm bình thường đi. Chuyên ngành CNSH mà hihi, quan trọng nhất là trình độ tin học của bản thân thế nào thôi chứ thi cử chỉ để lấy điểm thôi.

5. Vụ hoá công thì thành thật chia buồn hic hic, nghe nói thầy Hoà dậy, còn mừng cho tụi sinh viên thoát khỏi bộ môn hoá công, ai dè thầy quý học trò quá nên còn muốn chúng nó học hành tốt hơn. Thương cho thi đi thi lại, ghét cho điểm thật cao mà hihi.

Mà thôi nói chung cố lên, lấy anh ra mà an ủi nè, đúp 1 năm, thi lại tổng cộng 15 môn mà vẫn cười như nghé :mrgreen:.
 
Nói là thầy ít, trò nhiều chứ. Ngành CNSH BK mình thấy nhiều thầy cô kinh khủng luôn. Không nói quá chứ cũng được 3 sinh viên/ 1 giáo viên. Ngành CNSH ra trường thì có rất nhiều việc có thể làm, vấn đề là mình có đáp ứng được với những yêu cầu của những vị trí đó không thôi. SV bây giờ khá thụ động, chỉ học trên lớp là chủ yếu, về nhà thì bỏ đấy, 1 số nhân thì tranh thủ chơi điện tử ( một số nhân thì tranh thủ kiếm tiền, nhưng không nhiều), những yếu tố như kĩ năng mềm, giao tiêp, ứng xử...thì sinh viên không phải ai cũng có... Đây cũng là 1 phần nguyên nhân mà SV CNSH ra trường ( phần lớn ) vẫn nghèo.
Thiếu 2 vạn giảng viên, tiến sĩ sẽ làm đến 65 tuổi00:07' 13/05/2009 (GMT+7)
vietnamnet.gif
- Tính toán của Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị sơ kết 3 năm đổi mới công tác tổ chức cán bộ và quản lý cơ sở GD tổ chức ngày 12/5 cho thấy, bậc giáo dục ĐH thiếu khoảng 2 vạn giảng viên. Cách bù cấp tốc là kéo dài tuổi làm việc quá 60 với giáo sư, tiến sĩ. Về lâu dài, cần thêm Luật Nhà giáo và vận hành hệ thống đào tạo sư phạm thực sự trở thành "máy cái".

20 sinh viên/1 giảng viên: Xa thực tế
Mục tiêu của Chính phủ đặt ra đến năm 2015 các trường ĐH phải có 60% giảng viên trình độ thạc sĩ, 20% là tiến sĩ. Đồng thời, đảm bảo tỷ lệ 20 sinh viên (SV)/ 1 giảng viên.
Chỉ số "20/1" là ngưỡng khó đạt - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhận xét sau khi so sánh với chỉ số hiện tại là 30,89/1.

images1669249_hoitruongxd.jpg
Một giờ học tại Trường ĐH Xây dựng. Ảnh: Lan Hương

Nhận xét này xuất phát từ thực tế, trong 3 năm qua, số giảng viên tăng 9.390 so với năm học 2004-2005.

Riêng năm 2006-2007 đã tuyển được 2.700 giảng viên ĐH, bằng với số giảng viên tuyển được của 5 năm về trước.

Ở một số trường, chỉ số này vẫn còn 50/1. Thậm chí, có trường thuộc khối kinh tế, tính trung bình 100 sinh viên mới có 1 giảng viên.

Từ đó, ông Hiển đề nghị điều chỉnh chỉ số là 25 sinh viên/ 1 giảng viên.

Dẫu vậy, Giám đốc ĐH Đà Nẵng Bùi Văn Ga cho rằng không khả thi vì tỷ lệ này ở ĐH Đà Nẵng không giảm mà nguy cơ còn tăng (hiện tại là 31,6/1).

Lý do, bổ sung đội ngũ giảng viên thiếu hụt không dễ vì đào tạo phải có thời gian và tốn kinh phí.

Tiến sĩ, giáo sư sẽ làm việc quá 60 tuổi

Thống kê của Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị cho thấy, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau ĐH đã tăng từ 36,53% năm học 2005-2006, nhưng tỷ lệ có trình độ tiến sĩ lại giảm từ 15,56% xuống 14,77%.

Nguyên nhân là do số giảng viên có trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu nhiều hơn số giảng viên kế cận có trình độ tiến sĩ trong khi mạng lưới các trường được mở rộng.

"Thiếu nguồn lực kế cận" dù đội ngũ nhà giáo tính đến năm học 2007-2008 tăng gần 80.000 người - Tình trạng chung này càng đặc biệt rõ ở bậc ĐH.
Với đội ngũ hiện có trên 38.000 người, bậc đào tạo này thiếu khoảng 20.000.
Lĩnh vực dạy nghề, nếu đạt yêu cầu đến năm 2015 cũng phải bổ sung thêm 10.000 giáo viên.

Để phát triển đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện cho biết, sẽ bàn bạc với các trường để có cơ chế để huy động giảng viên có trình độ tiến sĩ, PGS, GS kéo dài thời gian làm việc chứ không cứng nhắc "cho dừng" ở tuổi 60 mà có thể huy động sức cống hiến tới tuổi 65.

Thiếu giảng viên "đủ chuẩn": Xem xét ngưng tuyển sinh

Ông Nhân cũng cho hay, Bộ sẽ yêu cầu các trường phải bám sát quy định tỷ lệ giảng viên/SV, quy định về trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

"Các trường không đạt yêu cầu thì phải khắc phục, nếu không thì phải xử lý vấn đề tuyển sinh".

Hoặc, phải chấp nhận tinh thần không duy trì các trường ĐH, CĐ kém chất lượng, đồng nghĩa với việc có thể phải đóng cửa – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Để nâng cao chất lượng và bổ sung đội ngũ giảng viên thiếu hụt, ông Bùi Văn Ga cho rằng, Bộ GD-ĐT thực hiện đơn độc thì khó thành công.

Khi Bộ Tài chính không cấp tăng kinh phí thì sẽ không giải quyết được chuyện đào tạo giảng viên.

Hiện, ngân sách Bộ Tài chính cấp chi thường xuyên dựa vào thống kê của 6 năm về trước (năm 2003). Trong khi, mức lương thay đổi nhiều.

Cả 2 bộ Giáo dục - Đào tạo và Tài chính cần có đánh giá năng lực đào tạo của tất cả các trường ĐH để có thông số tăng, giảm kinh phí phù hợp.

Cho rằng, nhiều giảng viên được cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ nhưng nhấp nhổm “nhảy” chỗ khác, ông Ga kiến nghị cần sớm ban hành Luật Nhà giáo để các trường có cơ sở quản lý đội ngũ cán bộ đã qua đào tạo sau ĐH.

Vực dậy "máy cái"

Một số ý kiến khác tại hội nghị góp ý, để nâng chất lượng đội ngũ thì hệ thống các trường sư phạm phải đi đầu cả về phương pháp lẫn chương trình, giáo trình giảng dạy.

Liên quan đến kế hoạch phát triển các trường ĐH, CĐ sư phạm, Phó Thủ tướng nhìn nhận, thời gian qua ngành đã xác định những nội dung phải làm nhưng khâu chỉ đạo của Bộ cũng chưa cương quyết, đã có triển khai nhưng còn chậm.

Ông cũng chỉ đạo, cần sớm có giải pháp để hình thành Hội đồng Hiệu trưởng các trường sư phạm, hình thành Ban chỉ đạo của Bộ về phát triển các trường ĐH sư phạm.

Sắp tới lãnh đạo Bộ sẽ phân công 1 Thứ trưởng trực tiếp phụ trách việc phát triển các trường sư phạm và đội ngũ nhà giáo của ngành. Hàng năm, có đánh giá trong chương trình báo cáo công tác.

Từ nay đến 2010, cần rà soát lại để có chương trình phối hợp phát triển đồng bộ các trường sư phạm.

"Trường sư phạm phải là “đầu tàu” của quá trình đổi mới nội dung, phương pháp. Chấm dứt tình trạng “các trường sư phạm lại lạc hậu về nội dung phương pháp so với thực tiễn” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


  • Kiều Oanh
 
Xì-pam một phát!
Các bác quản trị vào sửa giúp chữ "sài" trên tiêu đề của chủ đề này với!!! Cái quả "sài" này nằm đây lâu lắm rồi.
:banbo:
 
Em hết quí thầy rồi!:mrgreen::bimat::bimat:Đang cố cho hết kiếp nạn sinh viên đây. Ai đời, sinh viên BK, trường đại học công nghệ hàng đầu, thi lập trình Pascal với C trên giấy. Giờ đây, năm thứ 4 roài mà phải thi Tin sinh trên giấy này. Lại còn thi tự luận mới củ chuối chứ, không biết phải thi cái gì luôn.
Tương lại không biết thế nào chứ học CNSH đủ biết khổ, tủi, nhục là như thế nào.:cool::cool::cool::cool: Được thầy cô tập dượt dần cho quen với môi trường làm việc khắc nghiệt đây mà. Tin mới nhận, lớp mình còn trượt 64/66 người môn Hóa công. Chán hẳn.

Hihi, đúng là sinh viên rõ khác, kiểu gì cũng kêu được. Thi lập trình trên máy chắc gì đã qua ?? Còn môn tin- sinh, ngay từ đâu thầy đã quán triệt tinh thần tự thực hành ở nhà là chính, và đã có hẳn bài tập lớn để báo cáo còn gì. Do cơ sở vật chất của trường còn nghèo nên ko thể trách móc kiểu đấy được. Cả môn quá trình thiết bị nữa, thử hỏi 64/66 SV có học bài ko mà đòi qua? Bài toán trong đề thi quá dễ mà hầu hết cả lớp còn làm sai :botay:... GS đã đánh giá là chỉ có chuẩn thôi.
Góp một đôi lời kẻo các em khóa dưới và mọi người :o
 
e hèm người từ chối thi thoảng lôi tui ra nói đúng không :akay:. Mà tui cũng rất yêu quý thầy nhé :p. Yên tâm là trong cái rủi có cái may đấy hehe.

hehe, người từ chối không phải là người mà đồng chí Hưng nghĩ đâu ( khẳng định 99 % đấy ) :oops:
 
Oái, mình không có biết Methionin là ai:???:Nhưng nghe chừng cũng thấu hiểu dân tình ghê ghớm. Thì đúng là đang buồn đời nên kêu cho sướng thôi, cái gì cũng vậy mà, nhân quả. Không học thì điểm kém thôi.
 
Ơ mà quái, thế anh Hưng nghĩ là ai, mà Methionin nghĩ là ai cơ chứ? Hứt hứt, có nội gián sao? Mà thằng (bé) Methionin này chắc chắn phải là đứa biết mình! Mà kệ. Mình chắc chắn là Methionin học cùng lớp với mình.
Thi lập trình trên máy sẽ biết ngay đứa nào trượt đứa nào qua. Trường BK mà cơ sở nghèo nàn thì còn trường nào cơ sở đầy đủ nữa. Cả hệ thống thư viện với 2 phòng to oành dành cho sinh viên truy cập internet thì để làm gì? Mỗi tầng cũng ngót nghét 50 cái máy chứ chả chơi.
Hôm nay thi, nghĩ đến việc viết những gì vào bài thi môn Tin sinh mà thấy hài hước quá đi thôi. Chờ xem có đúng như mình nhận xét không vậy.
 
2. Học tiếp hay không thì không nên vì 1 vài lý do nhỏ nhoi mà quyết định vội vàng. Nếu muốn làm tiếp ngành này theo đúng chuyên môn thì không có cách nào khác là học tiếp lên. Cách tốt nhất là apply học bổng.
Cơ mà em dốt ngoại ngữ
3. Đừng lo không có việc làm, quan trọng là việc thế nào thôi hehe mà nhất là nghe giang hồ đồn thổi em có khả năng được bằng giỏi nhá. Mà ai học BK được bằng giỏi là mình cực kỳ ngưỡng mộ.
Ít ra cũng phải có cái gì tự tin chứ. Bằng giỏi để làm gì khi mà tự bản thân em cảm thấy chuyên môn không vững?

Mà thôi nói chung cố lên, lấy anh ra mà an ủi nè, đúp 1 năm, thi lại tổng cộng 15 môn mà vẫn cười như nghé :mrgreen:.[/quote]

Em cũng mong 5 năm sau được như anh là may lắm rùi.:oops::oops::oops:Lúc đó chắc chắn em sẽ cười to hơn
 
Để phát triển đội ngũ giảng viên các trường ĐH, CĐ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện cho biết, sẽ bàn bạc với các trường để có cơ chế để huy động giảng viên có trình độ tiến sĩ, PGS, GS kéo dài thời gian làm việc chứ không cứng nhắc "cho dừng" ở tuổi 60 mà có thể huy động sức cống hiến tới tuổi 65.

Quyết định này ra lâu rồi mà?? PGS, GS nam đến 65, nữ đến 60 mới phải nghỉ hưu.
 
Buồn quá đi mất, muốn được bằng bạn bằng bè, muốn và cố gắng đam mê ngành CNSH, mình đã xin thầy giáo mình iu quí đi làm nghiên cứu. Vậy mà bị thầy từ chối phũ phàng: " Cô đang làm rùi cô bỏ cô đi thì tôi mất không à?" Hứt hứt, thầy cứ làm như mình giỏi ngoại ngữ lắm ý mà đòi đi du học

Kinh nghiệm được nghe kể lại thì thường các thầy các cô đều "cảm thấy" được 1 sinh viên có ý định gắn bó với công việc sẽ làm không, hay cứ có cơ hội là chuồn (cái này là sự thật nhé, sinh viên hay có kiểu vừa làm vừa xin chỗ khác, chả mấy ai có cơ hội du học mà lại bỏ đi cả). Sinh viên thì trẻ, thầy cô thì già, lý gì người nhớn lại không bắt được tẩy của bọn nhóc con, cho nên khi bị từ chối thì nên tự xét lại xem mình đã lộ mất cái tẩy gì làm thầy không thích. Người dễ tính thì có thể bỏ qua việc sinh viên bỏ đi nửa chừng nhưng 50% thầy cô đều khó chịu với kiểu sv đang làm mà chạy mất (nếu mới được đồng ý đã từ chối, chưa bắt đầu làm thì không sao). Mà sv BK khôn bỏ xừ, mình biết cả đống trường hợp "xin làm với cô vì biết cô có nhiều quan hệ xin học bổng"

Vụ em chicken mình không biết rõ nhưng cảm thấy em cũng có tư tưởng "vì tôi kém ngoại ngữ chưa đi được nên mới xin làm tiếp ở nhà", mà thế thì lý do từ chối của thầy chuẩn không cần chỉnh rồi.

Mà forum này nhiều người nhắc đến xin học bổng lại kêu ca kém ngoại ngữ nhỉ?? Kém thì học, kêu khó làm gì? Chuyên môn có người giỏi hơn người yếu hơn tùy khả năng, chứ ngoại ngữ cứ chăm là học được tất, lý do lý trấu làm gì? Luyện thật trâu bò vài tháng kiểu gì Toefl chẳng được 550.
 
Em nên suy nghĩ lại nhé.

1. Nói không có thực nghiệm tí ti là sai. So với các trường khác ở VN thì trường mình thực nghiệm nhiều đấy.

2. Học tiếp hay không thì không nên vì 1 vài lý do nhỏ nhoi mà quyết định vội vàng. Nếu muốn làm tiếp ngành này theo đúng chuyên môn thì không có cách nào khác là học tiếp lên. Cách tốt nhất là apply học bổng.

3. Đừng lo không có việc làm, quan trọng là việc thế nào thôi hehe mà nhất là nghe giang hồ đồn thổi em có khả năng được bằng giỏi nhá. Mà ai học BK được bằng giỏi là mình cực kỳ ngưỡng mộ.

4. Việc thi tin trên giấy thì cũng lấy làm bình thường đi. Chuyên ngành CNSH mà hihi, quan trọng nhất là trình độ tin học của bản thân thế nào thôi chứ thi cử chỉ để lấy điểm thôi.

5. Vụ hoá công thì thành thật chia buồn hic hic, nghe nói thầy Hoà dậy, còn mừng cho tụi sinh viên thoát khỏi bộ môn hoá công, ai dè thầy quý học trò quá nên còn muốn chúng nó học hành tốt hơn. Thương cho thi đi thi lại, ghét cho điểm thật cao mà hihi.

Mà thôi nói chung cố lên, lấy anh ra mà an ủi nè, đúp 1 năm, thi lại tổng cộng 15 môn mà vẫn cười như nghé :mrgreen:.
Anh Hưng phân tích không những chí lý mà còn rất tình cảm nữa(y) Đọc các posts của anh em thấy anh hơi bị tình cảm với đồng môn BKHN:grin:Tự nhiên thấy phấn chấn, thấy tinh thần BK dâng cao quá ...
 
Anh Hưng phân tích không những chí lý mà còn rất tình cảm nữa(y) Đọc các posts của anh em thấy anh hơi bị tình cảm với đồng môn BKHN:grin:Tự nhiên thấy phấn chấn, thấy tinh thần BK dâng cao quá ...
Sặc, đàn ông hay đàm bà mà củ chuối vậy?
 
Hihi, đúng là sinh viên rõ khác, kiểu gì cũng kêu được. Thi lập trình trên máy chắc gì đã qua ?? Còn môn tin- sinh, ngay từ đâu thầy đã quán triệt tinh thần tự thực hành ở nhà là chính, và đã có hẳn bài tập lớn để báo cáo còn gì. Do cơ sở vật chất của trường còn nghèo nên ko thể trách móc kiểu đấy được. Cả môn quá trình thiết bị nữa, thử hỏi 64/66 SV có học bài ko mà đòi qua? Bài toán trong đề thi quá dễ mà hầu hết cả lớp còn làm sai :botay:... GS đã đánh giá là chỉ có chuẩn thôi.
Góp một đôi lời kẻo các em khóa dưới và mọi người :o
http://sinhhocvietnam.com/forum/member.php?u=4878Chẳng có cái bài toán nào là làm sai cả. Bác Methionin cứ làm như bác cũng đi thi không bằng ấy.:hoanho:
 
Kinh nghiệm được nghe kể lại thì thường các thầy các cô đều "cảm thấy" được 1 sinh viên có ý định gắn bó với công việc sẽ làm không, hay cứ có cơ hội là chuồn (cái này là sự thật nhé, sinh viên hay có kiểu vừa làm vừa xin chỗ khác, chả mấy ai có cơ hội du học mà lại bỏ đi cả). Sinh viên thì trẻ, thầy cô thì già, lý gì người nhớn lại không bắt được tẩy của bọn nhóc con, cho nên khi bị từ chối thì nên tự xét lại xem mình đã lộ mất cái tẩy gì làm thầy không thích. Người dễ tính thì có thể bỏ qua việc sinh viên bỏ đi nửa chừng nhưng 50% thầy cô đều khó chịu với kiểu sv đang làm mà chạy mất (nếu mới được đồng ý đã từ chối, chưa bắt đầu làm thì không sao). Mà sv BK khôn bỏ xừ, mình biết cả đống trường hợp "xin làm với cô vì biết cô có nhiều quan hệ xin học bổng"

Vụ em chicken mình không biết rõ nhưng cảm thấy em cũng có tư tưởng "vì tôi kém ngoại ngữ chưa đi được nên mới xin làm tiếp ở nhà", mà thế thì lý do từ chối của thầy chuẩn không cần chỉnh rồi.

Mà forum này nhiều người nhắc đến xin học bổng lại kêu ca kém ngoại ngữ nhỉ?? Kém thì học, kêu khó làm gì? Chuyên môn có người giỏi hơn người yếu hơn tùy khả năng, chứ ngoại ngữ cứ chăm là học được tất, lý do lý trấu làm gì? Luyện thật trâu bò vài tháng kiểu gì Toefl chẳng được 550.
Khi chưa bắt đầu làm nghiên cứu thì có biết được đam mê hay không? Mình không là trâu bò nên không được 550. Mỗi người đều có 1 lý tưởng sống riêng, đâu cần du học mới giỏi được chứ.
 
Em nên suy nghĩ lại nhé.

1. Nói không có thực nghiệm tí ti là sai. So với các trường khác ở VN thì trường mình thực nghiệm nhiều đấy.

2. Học tiếp hay không thì không nên vì 1 vài lý do nhỏ nhoi mà quyết định vội vàng. Nếu muốn làm tiếp ngành này theo đúng chuyên môn thì không có cách nào khác là học tiếp lên. Cách tốt nhất là apply học bổng.

3. Đừng lo không có việc làm, quan trọng là việc thế nào thôi hehe mà nhất là nghe giang hồ đồn thổi em có khả năng được bằng giỏi nhá. Mà ai học BK được bằng giỏi là mình cực kỳ ngưỡng mộ.

4. Việc thi tin trên giấy thì cũng lấy làm bình thường đi. Chuyên ngành CNSH mà hihi, quan trọng nhất là trình độ tin học của bản thân thế nào thôi chứ thi cử chỉ để lấy điểm thôi.

5. Vụ hoá công thì thành thật chia buồn hic hic, nghe nói thầy Hoà dậy, còn mừng cho tụi sinh viên thoát khỏi bộ môn hoá công, ai dè thầy quý học trò quá nên còn muốn chúng nó học hành tốt hơn. Thương cho thi đi thi lại, ghét cho điểm thật cao mà hihi.

Mà thôi nói chung cố lên, lấy anh ra mà an ủi nè, đúp 1 năm, thi lại tổng cộng 15 môn mà vẫn cười như nghé :mrgreen:.
Anh Hưng ơi. Giang hồ đồn đại kinh lắm ah. thế mà em chẳng nghe thấy gì cả. Mới có từ trưa tới chiều. Mà đã chạy từ VN sang Đức rồi. Nhanh quá ta :sad:
 
:oops:Sư huynh Hưng được cái em ái mộ nhỉ.
Thế lớp CNSH của BK con gái có hơn các khoa khác không? Ý là có "mềm" hơn không?:mrgreen:
 
Khi chưa bắt đầu làm nghiên cứu thì có biết được đam mê hay không? Mình không là trâu bò nên không được 550. Mỗi người đều có 1 lý tưởng sống riêng, đâu cần du học mới giỏi được chứ.

1. Đam mê đâu phải là vấn đề quan trọng nhất, quan trọng là phải có trách nhiệm và đảm bảo hoàn thành việc mình đã bắt đầu làm. Nếu mình không tạo cho người khác được cảm giác mình có khả năng hoàn thành 1 công việc thì đấy là lỗi của bản thân mình chứ không trách ai được.

2. Không trâu bò học được thì đừng bao giờ kêu sao tôi kém ngoại ngữ
3. Đúng là không phải du học mới giỏi được, cũng như không phải ai du học cũng giỏi!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top