Sinh học Việt Nam
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
No Result
View All Result
Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result

Con người có tới 4 cách lão hóa khác nhau

2 February, 2020
in Sinh học phát triển, Sinh học Y - Dược

Mới vừa đây, các nhà khoa học vừa công bố rằng họ đã khám phá ra bốn trường hợp già đi khác nhau của con người.

Bất kì ai sau khi đi dự một buổi họp lớp chắc chắn sẽ để ý rằng các bạn học cũ của mình đã già đi rất khác nhau. Một số người thì trông như đã già đi 100 tuổi dù chỉ mới vài chục năm trôi qua, một số khác lại trông không khác gì khi họ mới tốt nghiệp.

Mới đây, vào ngày 13 tháng 1, một báo cáo khoa học xuất bản trên tờ Nature Medicine đã đưa ra một cái nhìn sâu hơn về sự lão hóa ở cấp độ phân tử. Nó mang đến một lời giải thích khả thi về lý do chúng ta già đi khác nhau và đề cao khả năng tác động đến quá trình lão hóa thông qua thuốc hoặc thay đổi lối sống trong tương lai.

Các nhà khoa học ở trường đại học Stanford gọi báo cáo này là “loại lão hõa” và nó vẫn đang trong giai đoạn mới phát triển. Nhưng các chuyên gia bên ngoài đã dự đoán rằng báo cáo này sẽ trở thành một bước tiến quan trọng cho chúng ta hiểu thêm về lão hóa.

“Những báo cáo thú vị như thế này cung cấp khả năng can thiệp chính xác hơn, tương tự với mục đích của y học chính xác”, Rachel Wu phát biểu. Cô nghiên cứu lão hóa với tư cách là một trợ lý giáo sư chuyên ngành tâm lý học tại trường đại học California, Riverside. Cô không tham gia vào cuộc nghiên cứu lão hóa này.

Trong bản báo cáo, các nhà nghiên cứu giám sát 43 người trưởng thành khỏe mạnh trong thời gian hai năm, phân tích máu và các mẫu sinh học khác để nghiên cứu một loạt các sự thay đổi ở cấp độ phân tử.

“Mọi người già đi theo tỷ lệ khác nhau, nhưng điều quan trọng không kém hay thậm chí còn mấu chốt hơn là bạn thấy họ già đi ở đâu”, Micheal Snyder, tác giả của bản báo cáo, phát biểu. Ông là giáo sư kiêm trưởng ban di truyền học tại trường đại học Stanford, chuyên ngành y.

Vậy thì, ở phần nào của cơ thể thì quá trình lão hóa hoạt động nhiều nhất? Họ tìm ra rằng mọi người thường già đi theo một trong bốn trường hợp mà các nhà nghiên cứu gọi là loại lão hóa: miễn dịch, thận, gan và trao đổi chất.

Snyder nói rằng những người già đi theo hướng trao đổi chất, thường có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi họ lớn tuổi. Loại miễn dịch tạo ra viêm nhiều hơn nên có khả năng mắc các loại bệnh liên quan đến hệ miễn dịch. Tương tự thì loại thận và gan dễ mắc các bệnh về thận và gan hơn. Rất có thể ngoài bốn loại trên vẫn còn tồn tại những loại lão hóa khác, như lão hóa tim mạch khiến cho người sở hữu dễ bị đau tim. Song báo cáo này chỉ giới hạn ở bốn loại trên.

Trong số những người tham dự cuộc nghiên cứu, một số mang nhiều loại lão hóa khác nhau, còn số khác thì già đi theo cả bốn loại.

“Khi con người già đi, họ trở nên rất quan ngại về sự lão hóa”, Snyder phát biểu. Theo lý thuyết, nếu như mọi người biết được loại lão hóa và tốc độ già đi của họ, họ có thể tích cực hoạt động để tác động lên nó.

Rachel Wu cũng đồng ý: “Việc thăm dò các yếu tố lối sống có ảnh hưởng đến quá trình và mô hình lão hóa của cá thể hay không là rất quan trọng. Vì nó có thể dùng để phát triển những biện pháp can thiệp lão hóa hiệu quả và phù hợp hơn”.

“Hãy tưởng tượng bạn nhận ra bạn già đi nhanh hơn nhiều so với người bình thường”, Snyder nói. “Có lẽ đó là một lời cảnh tỉnh bạn nên tập thể dục nhiều hơn, dùng cầu thang nhiều hơn và thang máy ít đi”. Hoặc, có lẽ, một người có loại lão hóa khiến cho hệ thống tuần hoàn già đi nhanh hơn nên chú ý hơn đến sự tích tụ canxi trong tĩnh mạch.

Song sự can thiệp vào các loại lão hóa có làm giảm các trường hợp chết trẻ hay bệnh tật? Hiện tại khoa học vẫn chưa đủ tiên tiến để cho thấy các tác động thực tế.

“Đó là mắt xích còn thiếu”, Snyder nói. Tuy nhiên, một số người tham gia cuộc nghiên cứu đã có thể làm chậm hoặc giảm quá trình lão hóa khi họ thay đổi lối sống. Chúng ta không rõ tác động này sẽ ảnh hưởng gì lâu dài. Một số người tham giá khác có quá trình lão hóa chậm hơn người bình thường, nhưng các nhà nghiên cứu chưa thể hiểu được điều gì đã làm nên điều khác biệt đó.

Về mặt kỹ thuật, tất cả mọi người đã bắt đầu già đi từ trước khi họ sinh ra, mọi giai đoạn phát triển đều nằm trong quá trình lão hóa. Và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lão hóa, bao gồm di truyền và môi trường. Song bản báo cáo không chỉ cho chúng ta biết thêm về cách con người già đi mà còn vì sao con người lại già đi và các biện pháp khả thi để can thiệp.

Các thử nghiệm lâm sàn nhắm vào các quá trình lão hóa liên quan đến các bệnh về tuổi tác, như Alzheimer, đang được thực hiện.

“Có những loại thuốc và biện pháp can thiệp thông qua ăn kiêng, lối sống có khả năng tác động lên một số quá trình lão hóa”, Bác sĩ James Kirkland nói. Ông là một nhà lão khoa và chủ tịch của trung tâm lão hóa Kogod tại phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota, Hoa Kỳ.

“Nhưng để có thể áp dụng các biện pháp này một cách chính xác”, ông nói, “chúng ta phải biết người nào nên sử dụng thuốc nào hay chế độ ăn kiêng nào sao cho kết quả cho ra là tốt nhất”. Kirkland không nằm trong nhóm nghiên cứu của bản báo cáo này.

“Thật tốt khi biết bạn sẽ gặp vấn đề gì dựa trên bản xét nghiệm máu, nhưng bạn phải có khả năng làm gì đó về nó”, Kirkland nói.

Để chắc chắn, đã có những biện pháp được chứng minh là sẽ giảm thiểu bệnh tật và sự suy nhược: không hút thuốc, giảm cân thừa, tập thể dục nhiều và một chế độ ăn uống giàu rau củ và trái cây.

Nhưng, rất ít người có thể thực hiện tất cả những điều trên. Snyder nghĩ rằng mọi người sẽ dễ thay đổi lối sống hơn nếu họ biết được loại lão hóa của bản thân.

“Tôi nghĩ nguồn thông tin sẽ giúp”, Snyder nói. “Nó sẽ có vai trò như một nguồn động lực cho mọi người khi họ nhận thấy các rủi ro của bản thân xuất hiện ngày một nhiều và nghiêm trọng”.

Theo TTVN

Tags: Lão hóa

Related Posts

No Content Available

Discussion about this post

RSS DIỄN ĐÀN

  • Kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà trên sân thượng an toàn, đơn giản và hiệu quả
  • Thiết kế mồi cho phản ứng PCR
  • Kiến thức cơ bản ngắn gọn Chương 1: Cá thể và quần thể Sinh vật
  • Khi in hộp giấy cần lưu ý những điều gì?
  • Big Data là gì? Cơ hội việc làm cho cử nhân ngành này 2023
  • Tác dụng của quả vải và cách bảo quản
  • Phương pháp thực nghiệm xác định mục tiêu của miRNA
  • hệ thần kinh dạng ống
  • tập tính động vật săn mồi
  • Cần tìm phosphatidylcholine

Hot Topics

Ung thưChỉnh sửa genCrisprTế bào gốcLiệu pháp miễn dịchVaccinekháng sinhCông nghệ sinh họcPCRY học cá nhân hóaChân dung khoa họcKháng kháng sinhcrispr-cas9AIDSCAR-TDịch Virus Vũ Hánchỉnh sửa hệ gennCoV 2019Dịch virus coronaNGS
  • Diễn đàn
  • Tin trong nước
  • Lĩnh vực
  • Chuyên ngành
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
© 2019 Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
      • Các môn khác
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật

© 2019 Sinh học Việt Nam