Bắc Kinh (13 tháng Tư 2016) – Hôm nay, ISAAA (International Service for the Acquisition of Agri-Biotech Applications) đã công bố báo cáo hàng năm với những chi tiết liên quan đến cây trồng biến đổi gen, “Kỷ niệm 20 năm thương mại hóa giống cây trổng biến đổi gen (1996-2015) và tập san Biotech Crop Highlights năm 2015,”. Báo cáo cho thấy tăng trưởng toàn cầu về diện tích cây trồng biến đổi gen từ 1,7 triệu Ha năm 1996 lên 179,7 triệu ha năm 2015. Tăng gấp 100 lần trong vòng 20 năm đã chứng tỏ công nghệ sinh học là công nghệ được chấp nhận nhanh nhất thời gian qua, phản ánh sự hài lòng của nông dân về giống cây trồng “biotech”.
Từ năm 1996, 2 tỳ Ha đất trồng trọt – một diện tích cực kỳ lớn gấp đôi diện tích của Trung Hoa và Hoa Kỳ – đã được canh tác cây trồng “biotech”. Theo đó, người ta ước rằng nông dân thuộc 28 quốc gia ấy đã hưởng lợi từ việc trồng cây này trên 150 tỷ USD nếu tính từ năm 1996 đến nay. Nó góp phần tích cực vào việc giảm nghèo cho 16,5 triệu nông dân sản xuất nhỏ và gia đình họ hàng năm khoảng 65 triệu người, những người nằm trong nhóm người nghèo nhất của thế giới.
Trong 4 năm liên tục gần đây, những nước đang phát triển đã trồng cây biến đổi gen (14,5 triệu ha) nhiều hơn các nước công nghiệp. Năm 2015, nông dân Châu Mỹ La Tinh, Châu á và Châu Phi đã trồng cây biotech đạt 54 % diện tích trồng cây biotech toàn cầu (97,1 triệu Ha trong tổng số 179,7 triệu Ha) và trong 28 nước trồng cây biến đổi gen ấy, có 20 nước thuộc nhóm quốc gia đang phát triển. Hàng năm, hơn 18 triệu nông dân mà 90% trong số ấy là nông dân sản xuất nhỏ, nghèo khó ở các nước đang phát triển, được hưởng lợi từ cây trồng này (suốt giai đoạn1996 – 2015).
“Trung Quốc là một ví dụ. Trong 1997 – 2014, cây bông vải biến đổi gen mang lại khoảng 17,5 tỷ USDcho nông dân Trung Quốc, riêng trong năm 2014, họ đã kiếm được 1,3 tỷ USD,” theo Randy Hautea.
Cũng trong năm 2015, Ấn Độ đã trở thành nước dẫn đầu về sản xuất bông vải trên thế giới với sự đóng góp đáng kể của giống bông vải Bt. Ấn Độ trở thành nước trồng bông lớn nhất thế giới với diện tích 11,6 triệu ha năm 2015 từ 7,7 triệu nông dân sản xuất nhỏ. Giai đoạn 2014 – 2015, một con số đáng ấn tượng là 96% diện tích trồng bông tại Ấn Độ là từ hạt “bioseed”
Khô hạn tại Đông Phi và Nam Phi (2015/2016) làm cho 15 – 20 triệu người nghèo hết sức khó khăn về an ninh lượng thực. Nam Phi từ một nước xuất khẩu ngô trở thành nước nhập khẩu ngô.
- Các giống cây trồng biotech mới được chấp thuận hoặc được thương mại hóa tại nhiều nước bao gốm Hoa Kỳ, Brazil, Argentina, Canada và Myanmar.
- Hoa Kỳ tập trung thương mại hóa các giống:
- Khoai tây Innate™ Generation 1, với hàm lượng acrylamide thấp, một chất gây ung thư tiềm năng, và không làm khoai bị sượng. Giống InnateTM Generation 2, được chấp nhận vào năm 2015, kháng được bệnh mốc sương…
- Giống táo Arctic® không bị nâu hóa khi gọt quả.
- Chấp thuận lần đầu tiên sản phẩm thức ăn từ động vật biến đổi gen, cá hồi GM cho người ăn.
- Vietnam đã trồng ngô chuyển gen Bt và chống chịu thuốc cỏ lần đầu tiên.
- Giống ngô Biotech DroughtGard™, lần đầu tiên được trồng tại Hoa Kỳ năm 2013, gia tăng gấp 15 lần từ con sốfrom 50,000 ha năm 2013 lên 810,000 ha phản ánh sự chấp nhận của nông dân.
- Sudan tăng diện tích trồng cây bông Bt với tỷ lệ 30% để có 120.000 hectares, và Burkina Faso, con số gia tăng này còn cao hơn
- Tám nước của Châu Phi có hoạt động khảo nghiệm đồng ruộng
Tương lai của công nghệ sinh học nông nghiệp theo ISAAA đang đứng trước ba cơ hội để tiếp tục gia tăng cây trồng biến đổi gen:
- Sự chấp thuận cao (90% đến 100%) đối với cây trồng biotech hiện nay cho phép mở rộng diện tích. Tuy nhiên, có một khả năng rất có ý nghĩa tại những nước mới lựa chọn giải pháp này, ví dụ như giống ngô biotech làm năng lượng sinh học, với khả năn100 trệu Ha mỗi năm, 60 triệu Ha của Châu Á, riêng Trung Quốc chiếm 35 triệu Ha, cộng thêm 35 triệu Ha của Châu Phi.
- Hơn 85 sản phẩm mới đầy tiềm năng đang được trồng khảo nghiệm trên đồng ruộng; bao gồm giống ngô chống chịu khô hạn thuộc WEMA project (Water Efficient Maize for Africa) hi vọng s4 được phát triển sớm tại Châu Phi vào năm 2017, Lúa Vàng của châu Á, và giống chuối biến đổi gen làm thực phẩm chức năng cũng như giống cowpea kháng sâu của Châu Phi.
- CRISPR (Clustered Regularly Interspersed Short Palindromic Repeats) là một công cụ mới thực hiện kỹ thuật EDITING trong genome, rất có tiềm năng sử dụng hiệu quả, so với các công cụ truyền thống và đối với cây trồng GM thông qua 4 đặc điểm như sau: chính xác, tốc độ nhanh, giá rẽ và hợp với luật lệ chung. CRISPR có thể giúp chúng ta làm gia tăng đáng kể năng suất trong những vùng thâm canh bền vững với 1,5 tỷ Ha đất trồng trọt của thế giới, và góp phần vào an ninh lương thực thế giới
Theo www.isaaa.org.